Mỗi mùa tuyển sinh đến, khối ngành chăm sóc sức khỏe luôn nằm trong top đầu tìm kiếm của các thí sinh. Trong đó, có cả ngành Điều dưỡng cũng đang được đông đảo các bạn trẻ quan tâm bởi nhu cầu nhân lực lớn trong nước và quốc tế. Vậy cùng đi tìm hiểu điều cơ bản nhất của ngành Điều dưỡng, Ngành Điều dưỡng tiếng anh là gì nhé!
Mỗi mùa tuyển sinh đến, khối ngành chăm sóc sức khỏe luôn nằm trong top đầu tìm kiếm của các thí sinh. Trong đó, có cả ngành Điều dưỡng cũng đang được đông đảo các bạn trẻ quan tâm bởi nhu cầu nhân lực lớn trong nước và quốc tế. Vậy cùng đi tìm hiểu điều cơ bản nhất của ngành Điều dưỡng, Ngành Điều dưỡng tiếng anh là gì nhé!
Năm nay trường đại học Y Hà Nội tuyển sinh 1.150 chỉ tiêu thông qua 2 phương thức xét tuyển: xét tuyển theo điểm thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2021 và xét tuyển kết hợp chứng chỉ tiếng Anh hoặc tiếng Pháp quốc tế đối với ngành Y khoa đào tạo tại Hà Nội.
Ngành Điều dưỡng là một trong những ngành nghề “trụ cột” của hệ thống Y tế. Đặc biệt, khi dịch bệnh tăng vọt khiến con người cần chăm sóc sức khỏe nhiều hơn thì họ càng cần những người có trình độ chuyên môn, được đào tạo bài bản phục vụ.
Bên cạnh đó, sự thay đổi về tháp dân số khiến cho dân số đang có xu hướng già hóa nhanh, đòi hỏi các cơ sở y tế với đội ngũ Điều Dưỡng chuyên nghiệp chăm sóc và phục vụ. Mặc khác các cơ sở đào tạo không thể cung cấp nhân lực đủ trong khoảng thời gian ngắn. Điều này dẫn tới việc nhân lực luôn trong tình trạng thiết hụt trong những năm gần đây. Đây là nguyên nhân khiến cho nhiều bạn trẻ dù biết nghề Điều Dưỡng viên rất vất vả nhưng vẫn quyết định theo đuổi con đường này.
Nhu cầu tăng mạnh của người dân đối với vấn đề chăm sóc sức khỏe đã trở thành một trong những thế mạnh của những sinh viên học ngành điều dưỡng. Bởi khi tốt nghiệp chuyên ngành này tại các trường Đại học hay Cao đẳng, bạn đã có thể làm việc tại các bệnh viện, cơ sở y tế từ Trung ương đến địa phương.
Ngoài ra, có thể sang các nước đang phát triển làm việc như: Đức, Nhật. Đây đều là những quốc gia đòi hỏi nhu cầu về nguồn nhân lực điều dưỡng viên lớn nên không khó để những người mới ra trường có ngay những vị trí công việc mà mình mong muốn.
Mức lương của ngành nghề Điều dưỡng khá ổn định và có phần nhỉnh hơn so với các ngành nghề khác. Đối với những người mới ra trường làm việc tại các bệnh viện, cơ sở y tế đều có mức lương khởi điểm là từ 6 – 8 triệu đồng/tháng. Bên cạnh đó, người làm sẽ có thêm những khoản tiền bỏ túi như: làm thêm giờ và các phụ phí khác. Có thể nói, đây là mức lương khá ở thị trường lao động Việt Nam.
Với môi trường làm việc ở nước ngoài thì chắc chắn mức lương sẽ cao hơn. Tại Nhật Bản, mức lương trung bình của một người học điều dưỡng viên khi được nhận vào trung tâm y tế, bệnh viện sẽ rơi vào khoảng 10 – 20 triệu đồng/tháng. Do đó đây cũng là ngành nghề được các bạn trẻ ưa chuộng và theo đuổi nhất cho tới thời điểm hiện tại.
Ngành Điều dưỡng cũng giống như các chuyên ngành khác, đều có thể học lên các khóa học, cấp bậc cao hơn. Sau khi hoàn thành việc học điều dưỡng hiện tại, sinh viên có thể tiếp tục học những chương trình khác có kiến thức chuyên môn cao hơn. Điều này phần nào giúp cho người học có cơ hội thăng tiến hơn trong sự nghiệp của mình hay làm việc tại các bệnh viện lớn có tiếng trong nước và nước ngoài. Điển hình như trở thành điều dưỡng trưởng hoặc thạc sĩ điều dưỡng.
Mỗi một công việc đều có những áp lực riêng của nó, ngành nghề Điều dưỡng cũng không ngoại lệ. Khi trở thành điều dưỡng viên, người làm phải đối mặt với cường độ làm việc cao. Bởi vấn đề điều dưỡng luôn quan trọng và cần thiết. Đối với các khoa phục hồi chức năng hoặc điều trị bệnh mãn tính thì điều dưỡng viên sẽ phải hoạt động thường xuyên hơn. Giám sát tình hình của bệnh nhân và hỗ trợ công tác điều dưỡng hồi phục sức khỏe cho bệnh nhân.
Hơn hết, ngành này luôn trong tình trạng thiếu nhân lực vậy nên các điều dưỡng viên có nhiệm vụ gồng gánh thêm công việc để bù vào nhân lực còn thiếu. Hơn nữa, do tính chất công việc của phần lớn các điều dưỡng viên là làm việc trong bệnh viện, hàng ngày tiếp xúc với những người bệnh, người già,… Vậy nên, người làm cần phải xác định tâm lý ngay từ đầu để không quá chán nản với việc làm của mình.
Đặc biệt, ngành nghề này liên quan trực tiếp tới vấn đề sức khỏe, tính mạng con người sẽ trở thành áp lực lớn với điều dưỡng viên. Không những thế, còn có phải chăm sóc các bệnh nhân bị bệnh truyền nhiễm, sẽ trở thành rủi ro lớn đối với sức khỏe của người chăm sóc vì sẽ xảy ra tình trạng mắc phải bệnh ấy. Đây đều là trở ngại lớn của ngành Y nói chung và ngành điều dưỡng nói riêng mà ai dấn thân đều sẽ có những thời điểm phải đối mặt.
Xem thêm: Phẩm chất, vai trò và nghĩa vụ của Điều dưỡng viên Tại đây
Đối với những sinh viên có định hướng đi xuất khẩu lao động nước ngoài sau khi ra trường, sẽ có khó khăn lớn trong việc làm quen với môi trường sống. Tại các nước như Nhật hay Đức, bạn sẽ phải đối mặt vấn đề thay đổi khí hậu.
Nếu như học điều dưỡng viên xong bạn sang nước ngoài công tác thì chắc chắn môi trường sống thay đổi sẽ trở thành khó khăn lớn. Vào mùa đông, ở các quốc gia này sẽ có tuyết rơi và nhiệt độ xuống cực thấp. Bên cạnh đó, bất kể người nào đi nước ngoài cũng sẽ gặp phải tình trạng không quen với ẩm thực nước đó và bất đồng ngôn ngữ. Điều đó khiến cho bạn phải mất một khoảng thời gian dài để có thể thích nghi với việc môi trường sống thay đổi ấy.
Học điều dưỡng viên có những khó khăn nhất định ấy thế nhưng với nghị lực và niềm đam mê với ngành nghề thì chắc chắn điều này sẽ không gây cản trở lớn.
Một trong những khó khăn đầu tiên của ngành này cần phải biết đó chính là yêu cầu về trình độ chuyên môn cực cao. Trong một chương trình đào tạo, người học sẽ phải tiếp cận các môn chuyên ngành như: giải phẫu – sinh lý, dinh dưỡng – tiết chế, dược lý, kiểm soát nhiễm khuẩn, chăm sóc sức khỏe trẻ em, chăm sóc người bệnh nội – ngoại khoa, chăm sóc sức khỏe phụ nữ, bà mẹ và gia đình. Chưa kể đến các bộ môn đại cương và các môn khoa học căn bản mà sinh viên ngành Y nào cũng cần phải biết. Như vậy, để trở thành một người Điều dưỡng giỏi thì khả năng ghi nhớ và tập trung là rất cần thiết vì lượng kiến thức Y học là bao la. Ngoài ra, kỹ năng chuyên môn cũng có độ khó cao, đòi hỏi sinh viên phải rèn luyện nhiều lần để thành thạo tay nghề hơn.
Mới đây trường đại học Y Hà Nội đã chính thức công bố điểm chuẩn trúng tuyển đợt 1 theo kết quả thi tốt nghiệp trung học phổ thông. Xét tổng thể mặt bằng chung, điểm chuẩn đại học Y Hà Nội 2021 năm nay dao động từ 23,2 đến 28,85 điểm, tùy theo các ngành.
Theo đó ngành Y khoa lấy điểm chuẩn cao nhất với 28,85 điểm. 2 ngành có mức điểm chuẩn thấp nhất là Y tế công cộng với 23,8 điểm và Điều dưỡng (phân hiệu Thanh Hóa) với 23,2 điểm.
Bảng danh sách chi tiết điểm chuẩn đại học Y Hà Nội 2021 theo từng ngành:
So với năm ngoái, điểm chuẩn một số ngành đại học Y Hà Nội 2021 giảm nhẹ hơn một chút. Cụ thể điểm chuẩn ngành Y khoa thấp hơn so với năm ngoài 0,05 điểm. Ngành Răng – Hàm – Mặt năm ngoái lấy điểm chuẩn 28,65 điểm, năm nay giảm còn 28,45 điểm.
Ngược lại, ngành lấy điểm chuẩn thấp nhất là Điều dưỡng (phân hiệu Thanh Hóa) với 23,2 điểm, cao hơn so với điểm chuẩn ngành năm ngoái lấy 22,4 điểm.