Tỷ Lệ Đóng Bhxh Năm 2021 Của Người Nước Ngoài

Tỷ Lệ Đóng Bhxh Năm 2021 Của Người Nước Ngoài

Cho tôi hỏi mức đóng BHXH 2023 từ tháng 7/2023 có thay đổi gì không? Tỷ lệ đóng BHXH năm 2023 của doanh nghiệp và NLĐ?

Cho tôi hỏi mức đóng BHXH 2023 từ tháng 7/2023 có thay đổi gì không? Tỷ lệ đóng BHXH năm 2023 của doanh nghiệp và NLĐ?

Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc với NLĐ nước ngoài

Đối với người lao động đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tiền lương tháng đóng BHXH là mức lương và phụ cấp lương theo quy định của pháp luật về lao động.

Hiện nay, tiền lương tháng đóng BHXH là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động.

Trường hợp tiền lương tháng đóng BHXH cao hơn 20 lần mức lương cơ sở thì tiền lương tháng đóng BHXH bằng 20 lần mức lương cơ sở.

(Mức lương cơ sở áp dụng năm 2023 như sau: Từ ngày 01/01 – 30/6/2023 là 1,49 triệu đồng/tháng; Từ ngày 01/7 – 31/12/2023 là 1,8 triệu đồng/tháng).

Như vậy, tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc với người lao động nước ngoài không cao hơn 36 triệu đồng/tháng.

Tiền lương tháng đóng BHXH tối đa từ 01/7/2023 là bao nhiêu?

Theo quy định tại khoản 3 Điều 89 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì trường hợp tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cao hơn 20 lần mức lương cơ sở thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bằng 20 lần mức lương cơ sở.

Từ ngày 01/7/2023 thì mức lương cơ sở chính thức tăng lên 1.8 triệu đồng theo Nghị định 24/2023/NĐ-CP.

Do đó. tiền lương đóng BHXH bắt buộc tối đa từ ngày 01/7/2023 là 36.000.000 đồng.

Một số lưu ý khi đóng BHXH, BHYT, BHTN

Theo hướng dẫn tại Công văn 1952/BHXH-TST năm 2023 thì

- Người lao động không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc thực hiện theo đúng quy định tại Khoản 4 Điều 4 Văn bản hợp nhất số 922/VBHN-BHXH Quyết định Quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; quản lý sổ BHXH, BHYT.

- Người lao động đồng thời có từ 02 hợp đồng lao động (HĐLĐ) trở lên với nhiều đơn vị khác nhau thì đóng BHXH, BHTN theo HĐLĐ giao kết đầu tiên, đóng BHYT theo HĐLĐ có mức tiền lương cao nhất, đóng BHTNLĐ, BNN theo từng HĐLĐ.

- Trường hợp người lao động giao kết HĐLĐ với nhiều người sử dụng lao động thì người sử dụng lao động phải đóng BHTNLĐ, BNN theo từng HĐLĐ đã giao kết nếu người lao động thuộc đối tượng phải tham gia BHXH bắt buộc.

- Người lao động ngừng việc theo quy định của pháp luật về lao động mà vẫn được hưởng tiền lương thì người lao động và đơn vị thực hiện đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN theo mức tiền lương người lao động được hưởng trong thời gian ngừng việc.

Việc đảm bảo các chế độ phúc lợi cho NLĐ là vô cùng quan trọng. Vậy, quy định đóng BHXH, BHYT cho NLĐ đi công tác nước ngoài có gì khác biệt so với NLĐ làm việc trong nước

(1) Người lao động đi nước ngoài có thuộc trường hợp phải đóng BHXH không?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, người lao động (NLĐ) là đối tượng phải tham gia BHXH bắt buộc bao gồm:

- Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động

- Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;

- Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu

- Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân

- Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí

- Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

- Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương

- Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn

Theo đó, NLĐ đi làm việc ở nước ngoài là đối tượng được tham gia BHXH bắt buộc.

NLĐ đi làm việc ở nước ngoài sẽ được hưởng các chế độ trợ cấp theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 dành cho người tham gia BHXH bắt buộc như sau:

- Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Như vậy, NLĐ đi làm việc ở nước ngoài vẫn là đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, điều này đồng nghĩa với việc NLĐ đi làm việc ở nước ngoài vẫn phải đóng BHXH, BHYT mỗi tháng như NLĐ làm việc trong nước.

Từ đó có một câu hỏi được đặt ra là mức đóng, thời hạn đóng BHXH, BHYT đối với NLĐ đi làm việc ở nước ngoài là như thế nào, có khác biệt gì so với người trong nước không?

(2) Người lao động được cử đi làm việc ở nước ngoài thì đóng BHXH, BHYT như thế nào?

Theo quy định tại khoản 2 Điều 85 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về mức đóng và phương thức đóng dành cho NLĐ đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng như sau:

- Đối với NLĐ đã có quá trình tham gia BHXH bắt buộc: đóng hằng tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất bằng 22% mức tiền lương tháng đóng BHXH của NLĐ trước khi đi làm việc ở nước ngoài.

- Đối với NLĐ chưa tham gia BHXH bắt buộc hoặc đã tham gia BHXH bắt buộc nhưng đã hưởng BHXH một lần: mức đóng bằng 22% của 02 lần mức lương cơ sở.

- Phương thức đóng được thực hiện 03 tháng, 06 tháng, 12 tháng một lần hoặc đóng trước một lần theo thời hạn ghi trong hợp đồng đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài.

- NLĐ đóng trực tiếp cho cơ quan BHXH nơi cư trú của NLĐ trước khi đi làm việc ở nước ngoài hoặc đóng qua doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài.

- Trường hợp đóng qua doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài thì doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp thu, nộp BHXH cho NLĐ và đăng ký phương thức đóng cho cơ quan BHXH.

- Trường hợp NLĐ được gia hạn hợp đồng hoặc ký hợp đồng lao động mới ngay tại nước tiếp nhận lao động thì thực hiện đóng BHXH theo phương thức đóng như trên hoặc truy nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội sau khi về nước.

Việc đóng BHXH, BHYT cho NLĐ đi công tác nước ngoài là vô cùng quan trọng để đảm bảo quyền lợi cho NLĐ trong thời gian công tác. Doanh nghiệp cần thực hiện đúng nghĩa vụ của mình và NLĐ cũng cần chủ động tìm hiểu thông tin để bảo vệ quyền lợi của bản thân.

Như vậy, bài viết đã trình bày chi tiết về quy định đóng BHXH, BHYT cho NLĐ được cử đi công tác nước ngoài. Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này.

"Người lao động tham gia xuất khẩu lao động sau khi về nước có thể đóng BHXH tự nguyện hoặc bắt buộc nếu tiếp tục làm việc có hưởng tiền lương" - bà Trần Thị Thúy Nga nói.

Bà Trần Thị Thúy Nga lưu ý, không phải tất cả các quốc gia tiếp nhận lao động VN đều có các chế độ BHXH bắt buộc về hưu trí và tử tuất. “Malayxia, Hàn Quốc đều không có. Duy nhất Nhật Bản có chế độ dài hạn như hưu trí và tử tuất và sau khi hết hạn hợp đồng làm việc, người lao động sẽ nhận trợ cấp một lần. Ngoài ra, các chế độ BHXH ngắn hạn đều được tham gia tại nước sở tại như: Tai nạn lao động, ốm đau, chăm sóc y tế”.

Được biết, Bộ LĐ-TB&XH đang xúc tiến đàm phán các hiệp định tương hỗ về BHXH với Đức và Hàn Quốc.

Đại diện Vụ BHXH cho biết thêm, Luật BHXH năm 2014 có hiệu lực từ 1/1/2016 đã đưa ra quy định người lao động đi làm việc ở nước ngoài chỉ tham gia hai chế độ là hưu trí và tử tuất. Do đó, các chế độ BHXH bắt buộc thực hiện ở trong nước và ngoài nước sẽ bổ sung cho nhau. Trong ngắn hạn người lao động sẽ hưởng ở nước sở tại và dài hạn thì sẽ hưởng ở VN.

Đầu năm 2018, người nước ngoài được cấp giấy phép làm việc ở VN cũng phải tham gia BHXH bắt buộc. Đây là cơ hội để người lao động ở bất kỳ quốc gia nào cũng có khả năng hưởng lương hưu khi về già và người VN ra nước ngoài làm việc ở nước ngoài cũng vậy.

Linh hoạt phương thức đóng BHXH với lao động đi XKLĐ

Theo bà Trần Thị Thúy Nga: Người lao động có thể đóng trước 1 lần nhưng có thể đóng 3 tháng, 6 tháng, thậm chí một năm, tùy thuộc vào sự lựa chọn của người lao động. Họ có thể đóng trực tiếp cho cơ quan BHXH nơi cư trú hoặc đóng qua doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Người lao động đi làm việc ở nước ngoài có thể vay vốn ngân hàng chính sách xã hội để trang trải những khoản như vậy nếu gặp khó khăn.

- Người lao động đóng 8% mức tiền lương tháng vào quỹ hưu trí, tử tuất.

- Người sử dụng lao động đóng trên quỹ tiền lương tháng đóng BHXH của người lao động như sau:

+ 3% vào quỹ ốm đau và thai sản;

+ 0,5% vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

Riêng đối với doanh nghiệp hoạt động trong các ngành nghề có nguy cơ cao về TNLĐ-BNN, nếu đủ điều kiện, có văn bản đề nghị và được Bộ LĐ-TB&XH chấp thuận thì được đóng vào quỹ TNLĐ-BNN với mức thấp hơn là 0,3%.

+ 14% vào quỹ hưu trí và tử tuất.