Thủ Tục Mua Bảo Hiểm Hàng Hóa Xuất Nhập Khẩu

Thủ Tục Mua Bảo Hiểm Hàng Hóa Xuất Nhập Khẩu

Sau khi đã tìm hiểu các thông tin về lợi ích và bản chất của bảo hiểm, chúng ta tiếp tục tìm hiểu về cách tính giá trị bảo hiểm. Giá trị bảo hiểm dựa trên giá trị thực của lô hàng xuất nhập khẩu, gồm các yếu tố: giá bán hàng hóa, phí bảo hiểm, phí vận chuyển và chi phí liên quan.

Sau khi đã tìm hiểu các thông tin về lợi ích và bản chất của bảo hiểm, chúng ta tiếp tục tìm hiểu về cách tính giá trị bảo hiểm. Giá trị bảo hiểm dựa trên giá trị thực của lô hàng xuất nhập khẩu, gồm các yếu tố: giá bán hàng hóa, phí bảo hiểm, phí vận chuyển và chi phí liên quan.

Rủi ro và tổn thất nào được đền bù trong hợp đồng bảo hiểm xuất nhập khẩu?

Theo như quy định của bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu, doanh nghiệp sẽ được bồi thường thiệt hại khi gặp rủi ro và tổn thất. Những loại rủi ro và tổn thất cụ thể như sau:

Rủi ro đền bù sẽ được chia thành 2 loại chính gồm:

Xét đến tổn thất thì chúng ta có thể chia thành các loại cụ thể như:

mua bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu

khi mua bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu người mua bảo hiểm cần cung cấp các chứng từ như bill of landing, sales contract, invoice, packing list. Phí bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu tùy thuộc vào loại hàng hóa, cách đóng gói trong quá trình xuất nhập khẩu như đóng trong container hay chở xá. Giá trị bảo hiểm tính theo fob,cif…

người mua bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu cần chọn điều kiện bảo hiểm A,B hoặc C.cụ thể các điều kiện như sau:

Theo điều kiện này, Người bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu chịu trách nhiệm về mọi rủi ro gây ra mất mát, hư hỏng cho hàng hoá được bảo hiểm, trừ những trường hợp đã quy định loại trừ ở chương III dưới đây.

Xem thêm: bảo hiểm xuất nhập khẩu hàng hóa điều kiện C

mua bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu- 0932377138

Xem thêm:bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển

Trừ những trường hợp đã quy định loại trừ ở chương III dưới đây, theo điều kiện này, Người bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu chịu trách nhiệm đối với:

Những mất mát, hư hỏng xảy ra cho hàng hoá được bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu có thể quy hợp lý cho các nguyên nhân sau:

Tàu hay sà lan bị mắc cạn, đắm hoặc lật úp;

Tàu đâm va nhau hoặc tàu, sà lan hay phương tiện vận chuyển đâm va phải bất kỳ vật thể gì bên ngoài không kể nước;

Dỡ hàng tại một cảng nơi tàu gặp nạn;

Phương tiện vận chuyển đường bộ bị lật đổ hoặc trật bánh;

Động đất, núi lưả phun hoặc sét đánh;

Những mất mát hư hỏng xảy ra đối với hàng hoá được bảo hiểm do các nguyên nhân sau:

Ném hàng khỏi tàu hoặc nước cuốn khỏi tàu;

Nước biển, nước hồ hay nước sông chảy vào tàu, sà lan, hầm   hàng, phương tiện vận chuyển, công- ten-nơ hoặc nơi chứa hàng;

Tổn thất toàn bộ của bất kỳ kiện hàng nào rơi khỏi tàu hoặc rơi trong khi đang xếp hàng lên hay dỡ hàng khỏi tàu hoặc sà lan.

Hàng hoá được bảo hiểm bị mất do tàu hạơc phương tiện chở hàng mất tích.

Xem thêm: mua bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu ở đâu

Trừ những trường hợp quy định loại trừ ở chương III dưới đây, theo điều kiện này Người được bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu chịu trách nhiệm đối với:

Những mất mát, hư hỏng xảy ra cho hàng hoá được bảo hiểm có thể quy hợp lý cho các nguyên nhân sau:

Tàu hay sà lan bị mắc cạn, đắm hoặc lật úp;

Tàu đâm va nhau hạơc tàu, sà lan hay phương tiện vận chuyển đâm va phải bất kỳ vật thể gì bên ngoài không kể nước;

Dỡ hàng tạo một cảng nơi tàu gặp nạn;

Phương tiện vận chuyển đường bộ bị lật, hoặc trật bánh.

Những mất mát, hư hỏng xảy ra cho hàng hoá được bảo hiểm do các nguyên nhân sau gây ra:

Hàng hóa được bảo hiểm bị mất do tàu hoặc phương tiện chở hàng mất tích.

Dù hàng hoá được bảo hiểm theo điều kiện “A”, “B” hay “C” trong mỗi trường hợp Người bảo hiểm còn phải chịu trách nhiệm về những tổn thất và chi phí sau đây:

Tổn thất chung và chi phí cứu hộ được điều chỉnh hay xác định bằng Hợp đồng chuyên chở và/hoặc theo luật pháp và tập quán hiện hành, đã chỉ ra nhằm tránh hay liên quan đến việc tránh khỏi tổn thất có thể xảy ra do bất kỳ nguyên nhân gì trừ những trường hợp đã loại trừ tại chương III của Quy tắc này hay những trường hợp loại trừ khác quy định trong Hợp đồng bảo hiểm. Tuy nhiên, khi có tổn thất chung Người được bảo hiểm cần hỏi ý kiến Người bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu trước khi kê khai và ký cam kết tổn thất chung.

Những chi phí và tiền công hợp lý do Người được bảo hiểm, người làm công và đại lý của họ đã chi nhằm phong tránh hoặc giảm nhẹ tổn thất cho hàng hoá được bảo hiểm để bồi thường và kiện người chuyên chở, người nhận uỷ thác hàng hoá hay người thứ ba nào khác, với điều kiện những chi phí và tiền công này phải được giới hạn trong phạm vi những tổn thất thuộc trách nhiệm Người bảo hiểm.

Xem thêm: Phí bảo hiểm hàng hóa đường biển

Những chi phí hợp lý cho việc giám định và xác định số tổn thất mà Người bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu phải chịu trách nhiệm bồi thường.

Những chi phí hợp lý cho việc giám định và xác định số tổn thất mà Người bảo hiểm chịu trách nhiệm bồi thường.

Phần trách nhiệm thuộc điều khoản “Tàu đâm va nhau đôi bên cùng chịu trách nhiệm” ghi trong Hợp đồng vận chuyển được coi như là một loại tổn thất thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường của Người bảo hiểm. Trường hợp chủ tàu khiếu nại theo điều khoản đó thì Người được bảo hiểm có trách nhiệm thông báo cho Người bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu biết. Người bảo hiểm dành quyền bảo vệ Người bảo hiểm, chống lại việc khiếu nại của chủ tàu và tự chịu các phí tổn.

Trong trường hợp hàng hoá được bảo hiểm theo điều kiện “B” hay “C”, nếu người được bảo hiểm yêu cầu thì Người bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu có thể nhạn trách nhiệm bảo hiểm thêm một hay nhiều loại rủi ro phụ dưới đây với điều kiện phải trả thêm phí bảo hiểm theo thoả thuận:

-  Rủi ro trộm cắp và/hoặc không giao hàng.

-  Tổn thất do những hành vi ác ý hay phá hoại gây ra.

-  Hư hại do nước mưa, nước ngọt do đọng hơi nước và hấp hơi nóng.

-  Rò, rỉ và/hoặc thiếu hụt hàng hoá.

-  Và những rủi ro khác tương tự.

Người bảo hiểm không chịu trách nhiệm bồi thường những mất mát, hư hỏng xảy ra cho hàng hoá xếp trên boong tàu trái với tập quán thương mại. Đối với hàng xếp trên boong phù hợp với tập quán thương mại chỉ có thể được bảo hiểm theo điều kiện “C”.

- Nếu theo tập quán địa phương cần phải sử dụng sà lan hoặc các phương tiện vận chuyển khác để chuyên chở hàng hoá được bảo hiểm từ tàu biển vào bờ hoặc ngược lại thì Người bảo hiểm cũng sẽ chịu trách nhiệm đối với rủi ro về sà lan như đã ghi trong điều 2 Quy tắc này với đièu kiện Người được bảo hiểm phải thông báo trước cho Người bảo hiểm biết về những thay đổi đó và phải nộp thêm phí bảo hiểm theo thảo thuận. Tuy nhiên, quy định này không bao gồm trường hợp sà lan dùng vào việc chứa hàng ngaòi quá trình vận chuyển bình thường.

- Trừ khi có thoả thuận khác, Người bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu sẽ không chịu trách nhiệm đối với:

Những mất mát, hưu hỏng hay chi phí gây ra bởi:

Chiến tranh, nội chiến, cách mạng, khởi nghĩa, phản loạn hoặc quần chúng nổi dậy khi xảy ra những biến cố này hoặc do bất kỳ hành động thù địch nào khác của một thế lực tham chiến hay chống lại thế lực đó.

Việc chiếm, bắt giữ, cầm giữ tài sản hoặc kiềm chế (trừ khi do cướp biển trong trường hợp áp dụng điều kiện “A”) và hậu quả hay bất kỳ mưu toan nào phát sinh từ những sự việc này.

Mìn, thuỷ lôi, bom hay những vũ khí chiến tranh khác đang trôi dạt.

Những mất mát hư hỏng hay chi phí:

Do những người đình công hay công nhân bị cấm xưởng gây ra hoặc do những người tham gia các vụ gây rối trong lao động, làm náo loạn hoặc bạo động gây ra.

Phát sinh từ những cuộc đình công, cấm xưởng những vụ gây rối trong lao động, phản loạn hoặc bạo động.

Do bất kỳ kẻ khủng bố nào hoặc do bất kỳ người nào đang hành động vì một lý do chính trị nào gây ra.

Những mất mát, hư hỏng hay chi phí phát sinh từ việc sử dụng bất kỳ một loại vũ khí chiến tranh gì có sử dụng năng lượng nguyên tử, hạt nhân và/hoặc phản ứng hạt nhân, phóng xạ hoặc tương tự.

Những mất mát, hư hỏng hay chi phí do khuyết tật vốn có hoặc do tính chất riêng của loại hàng hoá được bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu.

Hàng hoá hay một bộ phận của hàng hoá bị hư hại hay bị phá huỷ có chủ tâm do hành động sai lầm của bất kỳ người nào gây ra. Điểm 5 này không áp dụng cho trường hợp bảo hiểm theo điều kiện A.

Trong mọi trường hợp Người bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu không chịu trách nhiệm đối với:

Những mất mát, hư hỏng hay chi phí được quy là do việc làm xấu cố ý của Người được bảo hiểm.

Những mất mát, hư hỏng hay chi phí có nguyên nhân trực tiếp do chậm trễ, dù chậm trễ xảy ra là do một rủi ro được bảo hiểm (trừ những chi phí được bồi thường theo điều 2/2a quy tắc này).

Những mất mát, hư hỏng hay chi phí phát sinh do tàu hoặc sà lan không đủ khả năng đi biển do tàu, sà lan, phương tiện vận chuyển hoặc công-ten-nơ không thích hợp cho việc chuyên chở hàng an toàn nếu Người được bảo hiểm hay những người làm công cho họ được biết riêng về trạng thái không đủ khả năng đi biển hay không thích hợp đó vào thời gian bốc xếp hàng hoá.

Những mất mát, hư hỏng hay chi phí phát sinh do việc đóng gói hoặc chuẩn bị hàng hoá được bảo hiểm không đầy đủ hoặc không thích hợp và do việc xếp hàng hỏng lên tàu.

Hàng hoá được bảo hiểm bị rò chảy thông thường, hao hụt trọng lượng hay giảm thể tích thông thường, hoặc hao mòn tự nhiên.

Những mất mát, hư hỏng hay chi phí phát sinh do chủ tàu, người quản lý, người thuê tàu hay người điều hành tàu không trả được nợ hoặc thiếu thốn về tài chính gây ra.

Xếp hàng quá tải (đối với hàng chở nguyên chuyến) hoặc xếp hàng sai quy cách không đảm bảo an toàn cho hàng hoá khi vận chuyển

Tôm Việt xuất sang Mỹ nguy cơ chịu thuế chống trợ cấp

Việt Nam cùng Ấn Độ, Ecuador có thể sẽ buộc phải trả thuế chống trợ cấp cho tôm xuất khẩu sang Mỹ từ dưới 2% đến tối đa 196%.

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, dự kiến trong vài ngày tới, việc áp thuế chống trợ cấp sơ bộ lên tôm xuất khẩu của Việt Nam, Ấn Độ, Ecuador của Bộ Thương mại Mỹ (DOC) sẽ có hiệu lực.

Thuế sẽ được hoàn lại nếu các nhà điều tra xác định rằng, các nước này không vi phạm cung cấp trợ cấp bất hợp pháp hoặc hàng nhập khẩu được trợ cấp không gây tổn hại cho ngành tôm Mỹ.

Dù vậy, quyết định cuối cùng sẽ không được đưa ra cho đến mùa thu hoặc mùa đông năm 2024. Điều này đồng nghĩa các nhà xuất khẩu tôm có thể sẽ gánh mức chi phí chịu thuế gần hết năm nay.

Theo VASEP, yêu cầu đặt cọc thuế của đa số doanh nghiệp Việt Nam là 2,84% trở lên. Riêng trường hợp của Công ty cổ phần thủy sản Sóc Trăng là 2,84%, với Công ty Thông Thuận là 196,41%.

Hiện Việt Nam cùng Ấn Độ, Ecuador, Indonesia là 4 quốc gia mục tiêu của DOC trong đợt rà soát lần này bởi chiếm 90% lượng tôm nhập khẩu vào Mỹ năm 2023. Trong đó, Ấn Độ xuất khẩu nhiều nhất, kế đến là Ecuador, Indonesia. Hiện mức thuế của tôm Ấn Độ là 3,89%-4,72%; Ecuador là 1,69%-13,41%; riêng Indonesia, mức thuế dưới 1% nhưng không phải chịu đặt cọc.

mua bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu nhanh nhất tại PJICO

Xuất nhập khẩu vượt 511 tỷ USD, cán cân thương mại tiếp tục nghiêng về xuất siêu

Kết quả 70,65 tỷ USD đạt được trong tháng 8 đã nâng tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa 8 tháng năm 2024 lên 511,11 tỷ USD, tăng 16,7% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, xuất khẩu đạt 265,09 tỷ USD, nhập khẩu đạt 246,02 tỷ USD…

Số liệu được Tổng cục Thống kê công bố sáng 6/9 cho thấy trong tháng 8/2024, kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa sợ bộ đạt 70,65 tỷ USD, tăng 0,8% so với tháng trước và tăng 13,5% so với cùng kỳ năm trước.

Tính chung 8 tháng năm 2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa sơ bộ đạt 511,11 tỷ USD, tăng 16,7% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 15,8%; nhập khẩu tăng 17,7%.

Cụ thể, về xuất khẩu hàng hóa, tháng 8/2024 sơ bộ đạt 37,59 tỷ USD, tăng 3,7% so với tháng trước. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 10,84 tỷ USD, tăng 9,8%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 26,75 tỷ USD, tăng 1,5%.

So với cùng kỳ năm trước, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 8 tăng 14,5%, trong đó khu vực kinh tế trong nước tăng 21,3%, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) tăng 12%.

Tính chung 8 tháng năm 2024, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sơ bộ đạt 265,09 tỷ USD, tăng 15,8% so với cùng kỳ năm trước.

Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 73,88 tỷ USD, tăng 21%, chiếm 27,9% tổng kim ngạch xuất khẩu; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 191,21 tỷ USD, tăng 13,9%, chiếm 72,1%.

Trong 8 tháng năm 2024 có 30 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 92,3% tổng kim ngạch xuất khẩu (có 6 mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD, chiếm 62,6%).

Về cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu 8 tháng năm 2024, nhóm hàng nhiên liệu và khoáng sản đạt 2,92 tỷ USD, chiếm 1,1%; nhóm hàng công nghiệp chế biến đạt 233,33 tỷ USD, chiếm 88%; nhóm hàng nông sản, lâm sản đạt 22,53 tỷ USD, chiếm 8,5%; nhóm hàng thủy sản đạt 6,31 tỷ USD, chiếm 2,4%.

Từ chiều ngược lại, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tháng 8/2024 sơ bộ đạt 33,06 tỷ USD, giảm 2,4% so với tháng trước. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 12 tỷ USD, tăng 1,4%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 21,06 tỷ USD, giảm 4,5%.

So với cùng kỳ năm trước, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tháng 8/2024 tăng 12,4%, trong đó khu vực kinh tế trong nước tăng 13,2%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 11,9%.

mua bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu nhanh nhất tại PJICO

Tính chung 8 tháng năm 2024, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa sơ bộ đạt 246,02 tỷ USD, tăng 17,7% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 89,58 tỷ USD, tăng 19,7%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 156,44 tỷ USD, tăng 16,5%.

Trong 8 tháng năm 2024 có 38 mặt hàng nhập khẩu đạt trị giá trên 1 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 90,8% tổng kim ngạch nhập khẩu (có 2 mặt hàng nhập khẩu trên 10 tỷ USD, chiếm 40,7%).

Về cơ cấu nhóm hàng nhập khẩu tám tháng năm 2024, nhóm hàng tư liệu sản xuất đạt 230,95 tỷ USD, chiếm 93,9%, trong đó nhóm hàng máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng chiếm 46,9%; nhóm hàng nguyên, nhiên, vật liệu chiếm 47%. Nhóm hàng vật phẩm tiêu dùng đạt 15,07 tỷ USD, chiếm 6,1%.

Về thị trường xuất, nhập khẩu hàng hóa 8 tháng năm 2024, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 77,9 tỷ USD. Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 92,3 tỷ USD.

Trong 8 tháng năm 2024, xuất siêu sang Hoa Kỳ ước đạt 68,1 tỷ USD tăng 28,6% so với cùng kỳ năm trước; xuất siêu sang EU ước đạt 23,6 tỷ USD, tăng 22%; xuất siêu sang Nhật Bản 1,7 tỷ USD, tăng 30,5%; nhập siêu từ Trung Quốc 54,4 tỷ USD, tăng 69,6%; nhập siêu từ Hàn Quốc 20 tỷ USD, tăng 12,1%; nhập siêu từ ASEAN 5,8 tỷ USD, tăng 14,8%.

Với những kết quả trên, tháng 8/2024 sơ bộ xuất siêu 4,53 tỷ USD. Tính chung tám tháng năm 2024, cán cân thương mại hàng hóa sơ bộ xuất siêu 19,07 tỷ USD (cùng kỳ năm trước xuất siêu 19,9 tỷ USD). Trong đó, khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 15,7 tỷ USD; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu 34,77 tỷ USD.

mua bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu nhanh nhất tại PJICO

mua bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu :

Địa chỉ: Lầu 4, Số 186 Điện Biên Phủ, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh

Điện thoại: 0888.605.666 / 0932377138

Website: baohiempetrolimex.com | | thegioibaohiem.net