Thu Nhập Bình Quân Đầu Người Ở Hàn Quốc

Thu Nhập Bình Quân Đầu Người Ở Hàn Quốc

Ngày 4/3/2021, Bank of Korea đã công bố thu nhập bình quân đầu người (GNI per capita – 1인당 국민총소득) của người Hàn Quốc năm 2020 là 37,473,000원. Tính theo đô la Mỹ thì thu nhập bình quân đầu người của Hàn Quốc đạt 31,755 USD, giảm 1,1% (360 USD) so với năm 2019 (32,115 USD).

Ngày 4/3/2021, Bank of Korea đã công bố thu nhập bình quân đầu người (GNI per capita – 1인당 국민총소득) của người Hàn Quốc năm 2020 là 37,473,000원. Tính theo đô la Mỹ thì thu nhập bình quân đầu người của Hàn Quốc đạt 31,755 USD, giảm 1,1% (360 USD) so với năm 2019 (32,115 USD).

Các quốc gia có GDP bình quân đầu người thấp nhất

Sau đây là các quốc gia có GDP bình quân đầu người thấp nhất theo thống kê của Sách Dữ kiện Thế giới (CIA World Factbook).

1. Cộng hòa Madagascar: 1,500 USD/người

2. Cộng hòa Malawi: 1,500 USD/người

3. Cộng hòa Chad: 1,400 USD/người

5. Cộng hòa Mozambique: 1,200 USD/người

Thực hiện quyết liệt, có hiệu quả tinh giản, sắp xếp tổ chức bộ máy

Theo nghị quyết, Quốc hội đề nghị Chính phủ và các cơ quan liên quan thực hiện tốt các nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu.

Trong đó có giải pháp mạnh mẽ, quyết liệt để tháo gỡ thể chế, khắc phục điểm nghẽn; đẩy mạnh hơn nữa việc rà soát, bổ sung, hoàn thiện thể chế, pháp luật, cơ chế, chính sách gắn với nâng cao hiệu lực, hiệu quả tổ chức thực hiện pháp luật.

Tập trung cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, quy định kinh doanh, tạo thuận lợi, tiết giảm chi phí cho người dân, doanh nghiệp.

Đổi mới tư duy trong xây dựng pháp luật theo hướng vừa bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước vừa khuyến khích sáng tạo, giải phóng toàn bộ sức sản xuất, khơi thông mọi nguồn lực.

Cùng với đó, năm 2025 ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, hỗ trợ sản xuất kinh doanh đồng thời giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế.

Tăng cường phân cấp, phân quyền cho địa phương, nâng cao trách nhiệm người đứng đầu; đẩy mạnh hơn nữa công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, lợi ích nhóm.

Siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính gắn với kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực và phân bổ nguồn lực, nâng cao năng lực thực thi.

Trong đó thực hiện quyết liệt, có hiệu quả chủ trương tinh giản, sắp xếp tổ chức bộ máy, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị và sắp xếp tổ chức bộ máy đơn vị sự nghiệp công lập của bộ, ngành, địa phương.

Đồng thời tập trung các nguồn lực, nhất là nguồn lực tài chính để hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng chiến lược đồng bộ, hiện đại, ưu tiên công trình hạ tầng giao thông trọng điểm, quan trọng quốc gia, hệ thống đường bộ cao tốc, đường sắt tốc độ cao, các dự án có tính liên vùng và hạ tầng đô thị lớn, hạ tầng chuyển đổi số.

Kết nối hệ thống cao tốc với sân bay, cảng biển và triển khai hệ thống đường sắt tốc độ cao, đường sắt đô thị.

Cũng trong năm 2025, Quốc hội yêu cầu tập trung thực hiện cơ cấu lại các ngành, lĩnh vực và trong nội ngành gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ.

Kèm theo đó đẩy mạnh đổi mới sáng tạo, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh, tính tự chủ, khả năng thích ứng và sức chống chịu của nền kinh tế.

Tại nghị quyết Quốc hội yêu cầu chú trọng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao gắn với đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, phát triển và ứng dụng công nghệ, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, phong trào khởi nghiệp, sáng tạo.

Thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần và sức khỏe nhân dân; đầu tư phát triển công nghiệp văn hóa.

Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng, chống thiên tai, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường; giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường

Tăng cường liên kết vùng, thực hiện hiệu quả quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh; đẩy nhanh tốc độ, nâng cao chất lượng đô thị hóa và kinh tế đô thị...

Ngày 4/3/2022, Bank of Korea đã công bố thu nhập bình quân đầu người (GNI per capita – 1인당 국민총소득) của người Hàn Quốc năm 2021 là 40,482,000원. Tính theo đô la Mỹ thì thu nhập bình quân đầu người của Hàn Quốc đạt 35,373.1. So với năm 2020, nó đã tăng 10,5% tính theo USD và 7,2% theo đồng won do ảnh hưởng của sự sụt giảm 3,0% trong tỷ giá hối đoái trung bình hàng năm won / đô la vào năm ngoái..

Năm 2020 thu nhập bình quân là 37,766,000원Năm 2019 tương ứng là 37,539,000원 Năm 2018 tương ứng là 36,930,000원Năm 2017 tương ứng là 33,636,000원 và 29,745$.Năm 2016 tương ứng là 31,984,000원 và 27,561$.Năm 2015 tương ứng là 30,935,000원 và 27,340$.

Tính theo đô la Mỹ, năm 2015 bị giảm, 2016 tăng nhẹ thì năm 2017 tăng mạnh, đến gần 2,200$, năm 2018 tăng cực mạnh, gần 3,700$ thì 2019 và 2020 lại giảm. Nhưng năm 2021 lại tăng mạnh.

Tính theo tiền won Hàn Quốc, thu nhập bình quân của người Hàn mỗi năm đều tăng trên dưới 1 triệu won. Chỉ có năm 2020 là tăng rất ít vì dịch Covid19. Năm 2021 lại tăng rất nhiều.

Đây là một con số rất quan trọng mà anh chị em muốn chuyển đổi sang tư cách lưu trú thường trú nhân/visa định cư F-5 cần chú ý để cân đối kế hoạch. Ngoài ra, visa thăm thân dài hạn F-1-15 với yêu cầu về mức thu nhập cũng cần nắm con số này. Mỗi khi gia hạn F-1-15 cho ba mẹ, thu nhập của bạn cũng phải đáp ứng yêu cầu của mỗi năm.

Tìm hiểu:– Visa định cư F-5-10 dành cho người có bằng đại học trở lên.– Visa định cư F-5-15 dành cho người có bằng tiến sĩ tại Hàn Quốc.– Visa định cư F-5-9 dành cho người có bằng tiến sĩ ngoài Hàn Quốc.– Visa thăm thân dài hạn F-1-15.

Đọc thêm:* GDP – tổng sản phẩm trong nước – 국내총생산*GNI – tổng sản lượng quốc gia – 국민총소득

Nội dung được phát triển bởi đội ngũ Mytour với mục đích chăm sóc khách hàng và chỉ dành cho khích lệ tinh thần trải nghiệm du lịch, chúng tôi không chịu trách nhiệm và không đưa ra lời khuyên cho mục đích khác.

Nếu bạn thấy bài viết này không phù hợp hoặc sai sót xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua email [email protected]

Tổng cục Thống kê vừa công bố kết quả Khảo sát mức sống dân cư năm 2021. Theo đó, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Thị Hương cho biết, năm 2021, thu nhập bình quân đầu người vẫn tiếp tục giảm so với năm 2020 do tác động của đại dịch COVID-19 nhưng cơ cấu thu nhập vẫn chuyển dịch theo hướng ngày càng tiến bộ hơn với tỷ trọng các khoản thu từ tiền công, tiền lương có xu hướng tăng và tỷ trọng thu từ hoạt động tự làm nông, lâm nghiệp, thủy sản có xu hướng ngày càng giảm.

“Mặc dù, thu nhập của dân cư có giảm so với năm 2020 nhưng tỷ lệ hộ nghèo vẫn giảm do Chính phủ thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội”, lãnh đạo Tổng cục Thống kê nhấn mạnh.

Cụ thể, số nhân khẩu bình quân 1 hộ năm 2021 là 3,6 người/hộ. Nhân khẩu bình quân của các hộ ở khu vực nông thôn cao hơn khu vực thành thị; các hộ có thu nhập càng cao thì số nhân khẩu bình quân 1 hộ càng thấp. Vùng có số nhân khẩu bình quân 1 hộ cao nhất là vùng Trung du và miền núi phía Bắc (4 người/hộ) và thấp nhất là vùng Đông Nam Bộ (3,3 người/hộ).

Trong giai đoạn 2010 - 2021, số nhân khẩu bình quân 1 hộ giảm nhẹ qua các năm, từ 3,9 người/hộ năm 2010 xuống 3,6 người/hộ năm 2021.

Ngược lại với xu hướng giảm của quy mô hộ gia đình và số người trong độ tuổi lao động thì tỷ lệ phụ thuộc tăng nhẹ trong giai đoạn 2010-2021, từ 0,55 năm 2010 đến 0,71 năm 2021.

Thu nhập bình quân 1 người/tháng năm 2021 theo giá hiện hành đạt 4,205 triệu đồng, giảm 1,1% so với năm 2020. Thu nhập bình quân 1 người/ tháng năm 2021 ở khu vực thành thị đạt 5,388 triệu đồng, cao gấp gần 1,5 lần khu vực nông thôn (3,486 triệu đồng).

Trước năm 2019, thu nhập bình quân đầu người liên tục tăng, tuy nhiên sau 2019 do tác động tiêu cực của đại dịch COVID-19, thu nhập có xu hướng giảm dần. Tốc độ giảm thu nhập ở khu vực thành thị nhiều hơn so với khu vực nông thôn. So với năm 2020, thu nhập bình quân 1 người 1 tháng năm 2021 ở khu vực thành thị giảm 3,6%, trong khi thu nhập bình quân 1 người 1 tháng ở khu vực nông thôn không thay đổi đáng kể.

Trong năm 2021, vùng có thu nhập bình quân đầu người cao nhất là vùng Đông Nam Bộ (5,794 triệu đồng/người/tháng) và thấp nhất là vùng Trung du và miền núi phía Bắc (2,837 triệu đồng/người/tháng).

Nhóm hộ giàu nhất (nhóm gồm 20% dân số giàu nhất - nhóm 5) có thu nhập bình quân 1 người 1 tháng đạt 9,184 triệu đồng cao gấp 8 lần so với nhóm hộ nghèo nhất (nhóm gồm 20% dân số nghèo nhất - nhóm 1).

Tổng cục Thống kê cũng chỉ ra, cơ cấu thu nhập đang chuyển dịch theo hướng ngày càng tiến bộ hơn. Tỷ trọng các khoản thu từ tiền công, tiền lương có xu hướng tăng dần từ năm 2010 đến nay, từ 44,9% năm 2010 lên đến 56,7% năm 2021. Ngược lại, tỷ trọng thu từ hoạt động tự làm nông, lâm nghiệp, thủy sản có xu hướng ngày càng giảm, từ 20,1% năm 2010 xuống còn 10,8% năm 2021.

Tỷ lệ hộ nghèo tiếp cận đa chiều năm 2021 là 4,4%, giảm 0,4 điểm phần trăm so với năm 2020, Trung du và miền núi phía Bắc là vùng có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất cả nước (13,4%). Tỷ lệ hộ nghèo đã giảm liên tục trong giai đoạn 2016 - 2021, trung bình mỗi năm giảm khoảng 1 điểm phần trăm.

Xét riêng về 10 chỉ số phản ánh mức độ thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản thì các hộ gia đình Việt Nam năm 2021 thiếu hụt nhiều về bảo hiểm y tế và giáo dục người lớn (mức độ thiếu hụt lần lượt là 17,8% và 11,3%).

Khảo sát mức sống dân cư năm 2021 được tiến hành theo Quyết định số 95/QĐ-TCTK ngày 29/1/2021 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê. Khảo sát mức sống dân cư năm 2021 là cuộc điều tra chọn mẫu nhằm thu thập thông tin để tổng hợp, biên soạn các chỉ tiêu thống kê quốc gia về mức sống hộ dân cư, đáp ứng nhu cầu thông tin thống kê cho các cấp, các ngành để đánh giá mức sống, tình trạng nghèo đói và phân hóa giàu nghèo của dân cư theo hướng tiếp cận đa chiều.

Cuộc khảo sát này được tiến hành trên phạm vi 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, bao gồm 47.000 hộ đại diện cho toàn quốc, khu vực thành thị, nông thôn, 6 vùng địa lý, tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương. Khảo sát này sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp để thu thập các thông tin nhằm tính toán các chỉ tiêu về nghèo đa chiều, thu nhập và một số chỉ tiêu liên quan khác.