Tác giả Thạch Lam - Cuộc đời và sự nghiệp
Tác giả Thạch Lam - Cuộc đời và sự nghiệp
TRƯỜNG THCS NGỌC LÂM Ngày 26 tháng 10 năm 2020 Th viÖn GIỚI THIỆU SÁCH THÁNG 10/ 2020 Tên sách: “Hà Nội 36 phố phường” – Thạch Lam Mục đích giới thiệu: Hưởng ứng tuần lế học tập suốt đời; Kỉ niệm 1010 năm Thăng Long Hà Nội, thông qua tác phẩm gửi gắm tới các bạn học sinh chung tay bảo vệ gốc rễ dân tộc, xây dựng thủ đô ngày càng giàu đẹp hơn . Đối tượng giới thiệu: Học sinh toàn trường Thời gian giới thiệu: Sáng thứ 2, tiết chào cờ ( Ngày 26 /10/ 2020) Địa điểm: Trường THCS Ngọc Lâm Người viết nội dung: Trịnh Thị Hồng Nhung Người trình bày nội dung: Nguyễn Minh Anh Kính thưa các thầy cô giáo cùng các bạn học sinh thân mến!! “Hà Nội băm sáu phố phường Hàng Mắm, Hàng Đường, Hàng Muối trắng tinh” Trong trái tim của mỗi chúng ta đều có một góc để dành tình yêu cho Hà Nội. Những ngõ nhỏ, phố nhỏ, những mái ngói rêu phong cổ kính đã trở thành đã trở thành những hình ảnh rất đỗi thân quen. Hòa cùng không khí tháng 10 về, thủ đô kỉ niệm 1010 năm Thăng Long – Hà Nội, thư viện trường THCS Ngọc Lâm xin trân trọng giới thiệu tới thầy cô cùng các bạn một tập bút kí nổi tiếng ai trong chúng ta cũng nên có trong tay cuốn sách này - tập bút ký chỉ dành riêng cho vẻ đẹp Hà Nội : “Hà Nội băm sáu phố phường” của nhà văn Thạch Lam. Thạch Lam (1910 – 1942), tên thật là Nguyễn Tường Lân, sinh tại Cẩm Giàng, Hải Dương. Ông là cây bút tiêu biểu thuộc nhóm Tự lực văn đoàn. Tập bút kí “Hà Nội băm sáu phố phường” được tập hợp lại từ những bài viết in trên báo sau khi ông qua đời. Theo Thạch Lam: “Người Pháp có Paris, người Anh có London, người Tàu có Thượng Hải. Trong các sách vở, trên các báo chí, họ nói đến thành phố của họ một cách tha thiết, mến yêu”. Với người Việt Nam, ta tự hào khi có Hà Nội. Cuốn sách được xếp trong nhóm Việt Nam danh tác, do nhà xuất bản Văn học phát hành năm 2005, kích thước 13 x 19 cm, với 183 trang, giá bìa 24.000 đồng . Cuốn sách là tác phẩm có thể giúp ta hiểu hơn về một Hà Nội, hiểu thêm về những nét đẹp của thủ đô yêu dấu. “Hà Nội 36 phố phường” chủ yếu viết về chuyện phố, chuyện phường, đời sống dân sinh, đặc biệt là đi sâu vào những thức quà chỉ riêng nơi đây mới có. Hà Nội của chúng ta, hiện ra ở nhiều góc cạnh cùng các đặc trưng riêng. Đó là những mái nhà cổ kính, khoác lên mình lối kiến trúc độc đáo, dáng vẻ quanh co nhưng rất đỗi mềm mại của những con phố quen thuộc, là nét văn hoá ẩm thực tinh tế giữa không gian êm ả, thanh bình, rộn rã mà lắng sâu. Nói cách khác, cuốn sách đã giúp người đọc nhìn thấy cả vóc dáng và tâm hồn Hà Nội. Hai mươi mốt bài kí nhỏ như hai mươi mốt bức họa đầy hoài niệm, dựng nên hình bóng Hà Nội xưa. Ta sẽ bắt gặp nhiều cảnh đời, qua những mẩu chuyện ngắn hết sức xúc động. Họ là những người phụ nữ tần tảo, sống một cuộc đời lầm lũi, vất vả với gánh nặng cơm áo gạo tiền. Bên cạnh đó, thấp thoáng giữa các số phận éo le, ẩn hiện tình yêu đôi lứa trong sáng và thuần khiết. “Hà Nội 36 phố phường” đã thể hiện tấm lòng trân trọng của Thạch Lam đối với văn hoá, và quá khứ của Hà Nội. Các bạn hãy lật giở từng trang sách đọc và thả hồn mình vào dòng lịch sử mênh mang của thủ đô yêu dấu ,cảm nhận thực sự những nét đẹp đó trong mỗi trái tim, để nhớ mãi rằng “Hà Nội xinh xắn lắm, đừng cứ mơ về những nơi xa xôi mà chẳng mơ về Hà Nội.” Cuốn sách mỏng, xinh xắn với chỉ 183 trang nhưng cho đến nay, khi người ta nói đến Hà Nội và những tác phẩm thể hiện được tinh hoa, vẻ đẹp của Hà Nội thì người ta vẫn nhắc đến Hà Nội băm sáu phố phường. Sau khi Thạch Lam mất đến nay đã nửa thế kỷ, đã có rất nhiều sách viết về Hà Nội nhưng với sự tinh tế của mình, “Hà Nội 36 phố phường” vẫn có vị trí rất đặc biệt trong số các tác phẩm viết về Hà Nội, khiến cho người đọc không thể quên được. Qua những dòng văn đầy xúc cảm và tình yêu ấy, nhà văn Thạch Lam như gửi gắm đến thế hệ đi sau lời khuyên sâu sắc: Dù hội nhập, dù hòa vào quá trình đô thị hóa, hiện đại hóa hiện nay, con người Tràng An thanh lịch và cả thành phố dấu yêu này hãy cùng lắng lại, giữ trọn lấy những giá trị văn hóa cốt lõi, những tinh hoa của một thời vàng son. Tác phẩm là lời nhắc nhở chúng ta cần chung tay bảo vệ gốc rễ dân tộc, xây dựng thủ đô ngày càng giàu đẹp hơn. Hà Nội đẹp khi mỗi người trong chúng ta hiểu và gìn giữ vẻ đẹp của mảnh đất này. Có những cuốn sách không chỉ để đọc, mà còn để nâng niu và trân trọng, “Hà Nội 36 phố phường” là một trong những cuốn sách như thế. Bạn hãy tìm đọc cuốn sách này tại Thư viện trường THCS Ngọc Lâm với số ĐKCB TK3223 nhé! Xin chào và hẹn gặp lại thầy cô và các bạn trong buổi giới thiệu sách lần sau
Thạch Lam (1910-1942) sinh ra ở Hà Nội trong gia đình công chức gốc quan lại, tên khai sinh là Nguyễn Tường Vinh, sau đổi thành Nguyễn Tường Lân.
Thuở nhỏ, cha ông mất sớm, mẹ một mình buôn bán nuôi mẹ chồng và bảy người con. Ông chủ yếu sống ở quê ngoại phố huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương.
Thạch Lam học ban thành chung, thi đỗ trường Cao đẳng Canh Nông ở Hà Nội, nhưng chỉ học một thời gian, rồi vào trường Trung học Albert Sarraut để học thi tú tài. Sau đó, ông đi làm báo, viết văn.
Chân dung nhà văn Thạch Lam. Ảnh tư liệu.
Tuy là thành viên của Tự Lực văn đoàn, Thạch Lam sáng tác theo khuynh hướng riêng. Ông dành tấm lòng ưu ái, xót thương cho tầng lớp người bình dân trong xã hội. Tác phẩm chính của Thạch Lam gồm các tập truyện ngắn Gió đầu mùa (1937), Nắng trong vườn (1938), Sợi tóc (1942); tiểu thuyết Ngày mới (1939); tập tiểu luận Theo dòng (1941).
Hai đứa trẻ là một trong những truyện ngắn đặc sắc của Thạch Lam, in ở tập Nắng trong vườn, có sự hòa quyện hai yếu tố hiện thực và lãng mạn trữ tình. Gió lạnh đầu mùa trích trong tập Gió đầu mùa, được in lần đầu trên báo Đời nay năm 1937.
Câu 5: Ngoài truyện ngắn, Thạch Lam còn viết bút ký. Ông có tuyển tập bút ký nổi tiếng với nhiều bài viết ngắn viết về văn hoá, đời sống ở tỉnh, thành nào?