Quy Tắc Tuân Thủ Tôn Trọng Pháp Luật Là Gì

Quy Tắc Tuân Thủ Tôn Trọng Pháp Luật Là Gì

Tuân thủ pháp luật là một hình thức thực hiện pháp luật, theo đó, chủ thể pháp luật kiểm soát và kiềm chế hành vi của mình, nhằm tránh vi phạm vào các quy định bị cấm theo pháp luật hiện hành. Hành vi của chủ thể được thể hiện ở dạng không hành động, dù cho có cơ hội để thực hiện chúng.

Tuân thủ pháp luật là một hình thức thực hiện pháp luật, theo đó, chủ thể pháp luật kiểm soát và kiềm chế hành vi của mình, nhằm tránh vi phạm vào các quy định bị cấm theo pháp luật hiện hành. Hành vi của chủ thể được thể hiện ở dạng không hành động, dù cho có cơ hội để thực hiện chúng.

Các hình thức thực hiện pháp luật khác

Tuân thủ pháp luật chỉ là 1 phần của hình thức thực hiện pháp luật. Những hình thức còn lại bao gồm: thi hành pháp luật, sử dụng pháp luật và áp dụng pháp luật.

Thi hành pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật mang tính chủ động, theo đó, chủ thể pháp luật phải thực hiện một hành vi nhất định, tuân theo quy định của pháp luật. Ví dụ như: thực hiện nghĩa vụ quân sự, thực hiện nghĩa vụ đóng thuế,...

Sử dụng pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật có tính trao quyền, có nghĩa là quy định của pháp luật về những quyền hạn của chủ thể pháp luật. Ví dụ như quyền đi lại, quyền phát ngôn, quyền du lịch,...

Đối với sử dụng pháp luật, chủ thể pháp luật có quyền hành động hoặc không hành động quyền được pháp luật cho phép, tùy thuộc là sự lựa chọn của chủ thể chứ không bị bắt buộc phải thực hiện.

Áp dụng pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật dành cho các cán bộ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền, dựa vào những quy định pháp luật để xử lý những vấn đề cụ thể trong trách nhiệm của mình.

Vì sao phải tuân thủ pháp luật?

Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự do Nhà nước đặt ra có tính quy phạm phổ biến, tính xác định chặt chẽ về hình thức và có tính bắt buộc chung; Thể hiện sự công bằng, nhân đạo của Nhà nước đối với mỗi hành vi của các chủ thể trong xã hội. Việc tuân thủ pháp luật là nền tảng vững chắc để xây dựng văn hóa, kinh tế, xã hội của một quốc gia.

Do đó, tuân thủ pháp luật đồng nghĩa với việc đảm bảo được quyền, lợi ích hợp pháp của mỗi công dân, tổ chức, doanh nghiệp trong xã hội.

Mục tiêu cắt giảm chi phí tuân thủ pháp luật

Nhà nước ta hiện nay có chủ trương đẩy mạnh việc cắt giảm triệt để các chi phí không hợp lý trong tuân thủ quy định pháp luật, ngăn chặn và đẩy lùi các hành vi làm phát sinh chi phí không chính thức cho doanh nghiệp và người dân. Thông qua đó sẽ giúp giảm chi phí tuân thủ pháp luật không cần thiết, góp phần cải thiện Chỉ số chi phí tuân thủ pháp luật (chỉ số B1).

Việc cắt giảm chi phí tuân thủ pháp luật sẽ giảm thiểu chi phí, tạo thuận lợi và giảm gánh nặng cho doanh nghiệp, người dân. Đồng thời góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, góp phần thực hiện thắng lợi nghị quyết của Chính phủ về phát triển kinh tế.

Giải pháp nâng cao hiệu quả tuân thủ pháp luật

Muốn nâng cao hiệu quả tuân thủ pháp luật phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:

- Sự chất lượng của hệ thống pháp luật

- Ý thức kiểm soát hành vi của người dân

- Chế tài răn đe, xử phạt đủ mạnh

- Tính hợp lý, chính quy của quá trình tổ chức.

Ngoài ra, các yếu tố về vật chất và tinh thần cũng ảnh hưởng đến khả năng tuân thủ pháp luật. Như việc những người nghèo, đói khổ, hay trong tình trạng thiên tai, lũ lụt thường khó để nghiêm chỉnh tuân thủ được pháp luật.

Để cải thiện chất lượng tuân thủ pháp luật từ phía người dân, cần thực hiện một số giải pháp sau:

- Xây dựng, hoàn chỉnh hệ thống pháp luật, tạo môi trường để pháp luật đi vào cuộc sống người dân. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu về khoa học pháp lý. Xây dựng chiến lược phát triển pháp luật đi kèm với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội.

- Các cơ quan thực thi tuân thủ văn bản quy phạm pháp luật một cách nghiêm túc và triệt để, nhằm nâng cao tính hiệu quả của văn bản pháp luật.

- Tăng cường nâng cao nhận thức về pháp luật của người dân thông qua việc chú trọng công tác bồi dưỡng, giáo dục pháp luật, phổ biến, hướng dẫn áp dụng pháp luật, trợ giúp pháp lý, tư vấn pháp luật.

- Nâng cao ý thức tự giác chấp hành pháp luật của người dân, thông qua việc tiến hành công tác phổ biến pháp luật cho nhân dân một cách thường xuyên, kịp thời và có tính thuyết phục.

Trên đây là những thông tin giải đáp cho câu hỏi tuân thủ pháp luật là gì, tuân thủ pháp luật có đặc điểm như thế nào và các ví dụ cụ thể về việc tuân thủ pháp luật.

Hy vọng bạn có thêm kiến thức và biết cách áp dụng vào trong cuộc sống của mình. Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ, giải đáp.

Pháp luật có vai trò hết sức quan trọng đối với Nhà nước và xã hội. Việc tuân thủ pháp luật của người dân là điều mỗi quốc gia đều quan tâm. Vậy tuân thủ pháp luật được hiểu như thế nào?

Thực hiện pháp luật là hoạt động nhằm hiện thực hóa quy định pháp luật, đưa các quy định này đi vào đời sống xã hội. Thực hiện pháp luật có 04 hình thức là tuân thủ pháp luật, thi hành (chấp hành) pháp luật, sử dụng (vận dụng) pháp luật và áp dụng pháp luật.

Tuân thủ pháp luật là một trong những hình thức của việc thực hiện pháp luật. Theo Giáo trình Lý luận Nhà nước và Pháp luật, NXB Chính trị quốc gia 2013, trang 396, Tuân thủ pháp luật: là hình thức thực hiện pháp luật, theo đó, chủ thể pháp luật có nghĩa vụ không thực hiện các hành vi đã bị pháp luật cấm.

Như vậy, có thể hiểu tuân thủ pháp luật là không thực hiện những hành vi mà pháp luật cấm.

IV. Phân biệt tuân thủ pháp luật với thi hành pháp luật

Tuân thủ pháp luật và thi hành pháp luật đều là một trong các hình thức thực hiện pháp luật. Tuy nhiên, chúng có một số đặc điểm riêng như sau:

Không thực hiện điều mà pháp luật cấm

Thực hiện các điều mà pháp luật yêu cầu

Mang tính thụ động, thể hiện dưới dạng hành vi không hành động

Mang tính chủ động, thể hiện dưới dạng hành vi hành động

Quy phạm pháp luật cấm thực hiện

Quy phạm pháp luật bắt buộc thực hiện

Tuân thủ pháp luật và thực hiện pháp luật có giống nhau không?

Thực hiện pháp luật và tuân thủ pháp luật được hiểu như sau:

Vậy, tuân thủ pháp luật là một trong những hình thức của việc thực hiện pháp luật.

V. Chi phí tuân thủ pháp luật là gì?

Theo điểm 1.1 mục 1 phần I Tài liệu hướng dẫn nâng xếp hạng chỉ số chi phí tuân thủ pháp luật (Kèm theo Công văn số 1083/BTP-QLXLVPHC&TDTHPL), Chi phí tuân thủ pháp luật được hiểu như sau:

“Chi phí tuân thủ pháp luật … được hiểu là các chi phí mà doanh nghiệp, người dân phải gánh chịu trong quá trình thực hiện các quy định của pháp luật.”

Chi phí tuân thủ pháp luật bao gồm:

Tuân thủ pháp luật có đặc điểm gì?

Tuân thủ pháp luật có tính chất thụ động, chủ thể pháp luật nhận thức được hành vi của mình, hiểu được quy định của pháp luật và không thực hiện những hành vi mà pháp luật không cho phép.

Tuân thủ pháp luật là quy định được áp dụng cho mọi chủ thể. Tất cả các công dân trong cùng mối quan hệ với cộng đồng, xã hội hay nhà nước đều phải tuân thủ pháp luật như nhau.

Tuân thủ pháp luật được thể hiện theo hình thức là quy phạm cấm đoán, buộc chủ thể không được thực hiện những hành vi nhất định.

Tuân thủ pháp luật là một hình thức thực hiện pháp luật bắt buộc.

Để hiểu rõ hơn về tuân thủ pháp luật, chúng tôi sẽ đưa ra một vài ví dụ cụ thể:

- Pháp luật cấm nhân viên môi giới hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa, thì tuân thủ pháp luật là việc nhân viên làm việc tại Sở giao dịch hàng hóa không thực hiện các hành động môi giới, mua bán hàng hóa qua phương thức này.

- Pháp luật cấm hút thuốc, uống bia rượu trong trường học, thì tuân thủ pháp luật là giáo viên và học sinh, sinh viên không hút thuốc, không sử dụng chất kích thích khi đến trường.

- Pháp luật cấm hành vi đua xe, tổ chức đua xe trái pháp, thì tuân thủ pháp luật là việc người dân tuân thủ an toàn giao thông, không đua xe, không tham gia tổ chức đua xe trái phép.