Quá Trình Xây Dựng Thương Hiệu Của Coca-Cola

Quá Trình Xây Dựng Thương Hiệu Của Coca-Cola

Coca-Cola Việt Nam là một phần của Swire Coca-Cola Limited - đối tác đóng chai lớn thứ năm trong hệ thống dựa trên số bán toàn cầu, được cấp quyền sản xuất, tiếp thị và phân phối các sản phẩm của Tập đoàn Coca-Cola.

Coca-Cola Việt Nam là một phần của Swire Coca-Cola Limited - đối tác đóng chai lớn thứ năm trong hệ thống dựa trên số bán toàn cầu, được cấp quyền sản xuất, tiếp thị và phân phối các sản phẩm của Tập đoàn Coca-Cola.

Du lịch Việt chinh phục khách Việt

Năm 2020, du lịch Việt Nam lần thứ hai phải đối mặt với khủng hoảng do dịch bệnh. Vốn được coi là ngành kinh tế mũi nhọn nên những người làm du lịch nước nhà đã nhanh chóng có kịch bản ứng phó nhằm kích cầu du lịch, thu hút khách nội địa.

Một lần nữa, du lịch nội địa đã khẳng định vai trò “cứu nguy” cho du lịch Việt trong khi chờ phục hồi thị trường quốc tế. Nhiều doanh nghiệp ý thức được rằng đã đến lúc du lịch Việt phải chinh phục du khách Việt, coi đây là thị trường trọng điểm chứ không phải chỉ những lúc cần “cấp cứu.”

Thu hút du khách Việt để phát triển bền vững

Trong nhiều năm qua, các kỳ hội chợ du lịch uy tín trong nước, quốc tế ở Việt Nam đều dành sự quan tâm đặc biệt cho du khách nội địa với việc tung ra các tour khuyến mãi, vé máy bay giá siêu rẻ.

Các sản phẩm du lịch kích cầu đều thu hút lượng lớn người dân đặt mua nhưng thực sự mới chỉ đáp ứng được phần nào nhu cầu đi du lịch của người dân, nhất là với người dân đi du lịch trong nước.

Theo dự báo, nếu khống chế được dịch bệnh tốt như hiện nay thì lượng khách nội địa năm 2020 có thể đạt khoảng 60-65 triệu lượt. Bên cạnh đó, ngành du lịch cũng chuẩn bị các điều kiện tốt nhất để đón khách quốc tế trở lại.

Trưởng ban Truyền thông Hiệp hội Du lịch Việt Nam, Tổng giám đốc Flamingo Redtours Nguyễn Công Hoan, thành viên Ban điều hành Liên minh kích cầu du lịch Việt Nam chia sẻ thời gian qua, nhất là trong bối cảnh ảnh hưởng do dịch COVID-19, ngành du lịch tiếp tục nhận được sự quan tâm sâu sắc của cả hệ thống chính trị.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã nhanh chóng phát động chương trình “Người Việt Nam đi du lịch Việt Nam,” Hiệp hội Du lịch Việt Nam phát động kích cầu du lịch nội địa ở các khu vực; các địa phương cũng tổ chức nhiều chiến dịch hưởng ứng, thu hút khách đi du lịch.

Theo ông Nguyễn Công Hoan, việc khai thác khách nội địa ở Việt Nam không thể chỉ trông chờ vào tình yêu, sự cảm thông của khách mà các doanh nghiệp cần phải xác định là “lữ hành Việt chinh phục du khách Việt.”

Điều quan trọng là các doanh nghiệp lữ hành phải thu hút du khách bằng các sản phẩm hấp dẫn chứ không chỉ là kích cầu, kêu gọi chia sẻ khó khăn với ngành du lịch.

Ông Nguyễn Công Hoan chia sẻ nhiều năm qua, có thể nói là du khách Việt chưa thực sự mặn mà với các sản phẩm du lịch nội địa mà thường chọn xuất ngoại. Lý do vì đâu? Vì giá đi du lịch trong nước còn cao, dịch vụ kém, sản phẩm chưa thu hút, nếu không muốn nói là đơn điệu, nhàm chán.

Thêm vào đó, ý thức phục vụ du khách nội địa chưa được tốt, có phần phân biệt đối xử với khách quốc tế … Do đó, thời gian tới ngành lữ hành cần đổi mới, thay đổi nhiều hơn nữa để chinh phục được nhiều hơn du khách nội địa.

Điều quan trọng là sản phẩm phải được đa dạng hóa hơn, có nhiều sản phẩm du lịch để mọi người dân đều có thể tiếp cận, sản phẩm phải phù hợp với từng đối tượng cụ thể. Với người có khả năng chi trả thấp thì có các gói tiết kiệm phù hợp; người có khả năng chi trả cao thì sản phẩm chất lượng cao, dịch vụ hấp dẫn, đa dạng để khách không chỉ đi du lịch 1 lần mà còn quay lại.

Flamingo Redtours cũng như nhiều doanh nghiệp cho rằng hiện là thời điểm vàng để kích cầu du lịch nội địa, nhưng tới đây chính là thời điểm vàng để phát triển thị trường du lịch nội địa.

Mục tiêu là phát triển về số lượng khách, sản phẩm, đặc biệt là giá trị sản phẩm du lịch mà ngành cung cấp cho du khách, để thị trường cho du khách Việt phát triển bền vững chứ không chỉ giới hạn ở thời điểm bị ảnh hưởng bởi COVID-19.

Đã đến lúc toàn ngành du lịch, các địa phương phải hành động để tới đây, khi thị trường quốc tế đã phục hồi nhưng du lịch nội địa vẫn được quan tâm đầu tư. Sản phẩm dành cho du lịch nội địa vẫn là trọng điểm; cơ sở hạ tầng dành cho du lịch nội địa vẫn được quan tâm, đầu tư mức độ xứng đáng…

Đây chính là cơ hội để du lịch Việt xây dựng, phát triển sản phẩm du lịch nội địa đang từ bị động sang vị thế chủ động để phát triển bền vững, dù khó khăn đến mấy cũng có kịch bản ứng phó kịp thời, tự tin với sức mạnh nội tại, sâu rễ, bền gốc thay vì chỉ chăm phần ngọn./.

Cơ hội làm mới của ngành du lịch

Mới đây, trong một cuộc hội thảo bàn về các giải pháp thúc đẩy du lịch nội địa, phục hồi du lịch quốc tế, ông Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho rằng du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, nên sau dịch COVID-19, cần làm mới với chiến lược cụ thể, không chỉ là hạ giá, kích cầu, mà chính là dịp tốt để tái cấu trúc từ thị trường, xúc tiến quảng bá, mở rộng miễn visa để thu hút khách.

Đại diện nhiều doanh nghiệp cũng cho rằng, đây là cơ hội để tạo bộ mặt mới cho ngành du lịch và khởi động lại nền kinh tế dịch vụ.

Chủ tịch Hội đồng tư vấn Du lịch (TAB) Trần Trọng Kiên chia sẻ về 5 xu hướng du lịch của người Việt hậu COVID -19. Những xu hướng này không mới nhưng đã góp phần định hướng phát triển sản phẩm du lịch Việt Nam sau dịch bệnh.

Xu hướng đầu tiên là nhu cầu của thị trường bắt đầu phục hồi trở lại vào giữa tháng 4/2020. Thứ hai là du khách ưu tiên về an toàn và có ưu đãi. Tiếp đó, hầu hết người đi du lịch hiện tại đều muốn đi du lịch biển và thiên nhiên. Thứ tư là khách chuộng đi tour ngắn ngày, gần nơi sinh sống và đi cùng nhóm nhỏ gia đình, bạn bè. Thứ năm là khách muốn đặt tour trực tiếp với nhà cung cấp hoặc thông qua giải pháp số…

Ông Trần Trọng Kiên cho rằng nắm bắt được những xu hướng này, du lịch Việt cần thay đổi để phù hợp hơn với khách hàng, mở ra cơ hội lớn cho du lịch nội địa và tạo việc làm cho hàng triệu người…

Chia sẻ về phát triển du lịch trong hoàn cảnh hiện nay, bà Trần Nguyện, Giám đốc kinh doanh của Tập đoàn SunGroup cho biết trong bối cảnh kinh tế suy giảm, người dân bị ảnh hưởng thu nhập nên cũng thắt chặt hầu bao hơn.

Ngành du lịch Việt Nam chỉ có thể phục hồi khi các doanh nghiệp cùng bắt tay tạo nên nhiều gói sản phẩm hấp dẫn về chất lượng dịch vụ và giá cả, hình thành chương trình kích cầu có mức giá hấp dẫn…

Ngoài tham gia kích cầu, SunGroup ưu tiên đầu tư xây dựng các sản phẩm du lịch mới mẻ, độc đáo, chất lượng cao nhằm gia tăng trải nghiệm cho du khách, đón đầu “làn sóng bùng nổ” du lịch nội địa và sau này là thị trường du lịch quốc tế khi hết dịch. Thời gian qua, tập đoàn đã đưa vào vận hành Khu nghỉ dưỡng suối khoáng cao cấp Onsen Quang Hanh, thung lũng hoa hồng lớn nhất Việt Nam tại Fansipan và tới đây là tuyến cáp treo Cát Hải-Phù Long tại Hải Phòng…

Với những doanh nghiệp lữ hành lớn, đây cũng là thời điểm thích hợp để tiến hành tái cơ cấu, đổi mới thương hiệu. HaNoiRedtours vốn là một đơn vị luôn đi đầu, tích cực tham gia các phong trào, hoạt động đóng góp vào sự tăng trưởng và phát triển của ngành du lịch Việt Nam. Vừa qua, HanoiRedtours đã chính thức đổi tên thành Flamingo Redtours.

Ông Nguyễn Công Hoan, Tổng Giám Đốc Flamingo Redtours chia sẻ năm 2020, Flamingo Redours chính thức bước vào tuổi 25 – độ tuổi vốn được coi là đẹp nhất khi có “trong tay” sức khỏe, sáng tạo của tuổi trẻ, có “độ chín” của trưởng thành.

Đây cũng là năm bản lề, mang đậm dấu ấn của sự đổi mới, tạo tiền đề, động lực để thương hiệu Flamingo Redtours bứt phá mạnh mẽ hơn trong thời gian tới.

Cùng với việc đổi tên, Flamingo Redtours sẽ tiến hành tái cấu trúc cơ cấu nhân sự, bộ máy, đến thay đổi chiến lược, sản phẩm kinh doanh, ứng dụng công nghệ 4.0 trong quản lý, vận hành nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường du lịch.

Có thể nói rằng, dịch bệnh là khách quan không ai mong muốn, nhất là ngành du lịch vốn rất nhạy cảm. Nhưng khi có sự cố xảy ra, toàn ngành đã rất nhanh chóng, đoàn kết, nỗ lực tìm ra phương án tốt để thích nghi, phục hồi, đổi mới để phù hợp xu hướng phát triển mới, quan trọng là đáp ứng kịp thời các xu hướng của du khách./.