Một số đơn vị ghi nhận nhiều bệnh nhân như: Hà Đông 72 ca; Cầu Giấy, Thanh Oai 38 ca; Đống Đa 36 ca; Nam Từ Liêm 34 ca; Chương Mỹ 33 ca; Phú Xuyên 30 ca; Đan Phượng 27 ca; Hoàng Mai 25 ca; Hoàn Kiếm, Ba Vì 23 ca; Ba Đình 20 ca. Cộng dồn năm 2024, Thành phố ghi nhận 6.243 trường hợp, giảm 80% so với cùng kỳ 2023.
Một số đơn vị ghi nhận nhiều bệnh nhân như: Hà Đông 72 ca; Cầu Giấy, Thanh Oai 38 ca; Đống Đa 36 ca; Nam Từ Liêm 34 ca; Chương Mỹ 33 ca; Phú Xuyên 30 ca; Đan Phượng 27 ca; Hoàng Mai 25 ca; Hoàn Kiếm, Ba Vì 23 ca; Ba Đình 20 ca. Cộng dồn năm 2024, Thành phố ghi nhận 6.243 trường hợp, giảm 80% so với cùng kỳ 2023.
Đau đầu là triệu chứng phổ biến của hầu hết các bệnh và có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau như viêm xoang, căng thẳng, thiếu ngủ, chấn thương hay các bệnh lý khác. Việc nhận biết và phát hiện đúng triệu chứng sốt xuất huyết đau đầu là rất quan trọng để ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng, thậm chí dẫn đến tử vong do bệnh sốt xuất huyết. Theo các chuyên gia y tế, trẻ em và người lớn có thể phân biệt đau đầu do sốt xuất huyết với đau đầu do viêm xoang hoặc đau đầu do căng thẳng dựa vào một số tiêu chí sau:
Cụ thể là đau vùng trán, má, thái dương với những viêm xoang trước (xoang hàm, xoang trán hay sàng trước), hoặc cũng có thể viêm những xoang sau (xoang bướm, sàng sau) thì sẽ xuất hiện viêm xoang đau sau gáy, đau đỉnh đầu… (4)
Thông thường cơn đau đầu trở nên nghiêm trọng hơn ở người mắc xoang cấp tính.
Tóm lại, nếu thấy xuất hiện triệu chứng đau đầu nhưng không phân biệt được đau đầu do mắc sốt xuất huyết hay bởi các bệnh lý khác, cách tốt nhất là người bệnh nên đến các cơ sở y tế hoặc bệnh viện gần nhất để được thăm khám, chẩn đoán chính xác và đưa ra phương pháp điều trị kịp thời. Điều đáng chú ý là đối với sốt phát ban hoặc sốt do virus thông thường, khi cơ thể đã giảm sốt tức là cơ thể bắt đầu bước vào quá trình phục hồi bệnh.
Tuy nhiên ở bệnh sốt xuất huyết khi bớt sốt và đau đầu là lúc bệnh đã bước đến giai đoạn nguy hiểm, do đó người bệnh tuyệt đối không nên chủ quan khi thấy các triệu chứng bệnh đã giảm bớt mà cần đến ngay bệnh viện để được kiểm tra, xét nghiệm và theo dõi hàng ngày nhằm kiểm soát những biến chứng nguy hiểm và xử trí kịp thời hạn chế các rủi ro có thể xảy ra.
Sốt xuất huyết đau đầu được mô tả là các cơn đau dữ dội ở trán và sau hốc mắt, có thể rất nghiêm trọng và ảnh hưởng đến các hoạt động hàng ngày, thậm chí làm suy nhược cơ thể người bệnh.
Một nghiên cứu được khảo sát trên 83 người được xác nhận mắc sốt xuất huyết cho thấy, có 81 người bệnh (97,6%) trải qua đau đầu. Thời gian trung bình sốt là khoảng từ 4 – 8 ngày và thời gian đau đầu là 3 – 7 ngày. Các vị trí thường có biểu hiện đau đầu ở người mắc bệnh sốt xuất huyết được ghi nhận lần lượt là vùng trán (65,4%), tiếp theo là vùng sau nhãn cầu (49,4%), lan tỏa (29,6%), chẩm (19,7%), cổ (13,6%) và thái dương (8,6%).
Trong số 83 người được khảo sát, có 48 bệnh nhân (59,2%) bị đau đầu nhói và 33 bệnh nhân (40,7%) bị đau đầu kiểu đè ép/siết chặt. Một bệnh nhân (1,2%) có cơn đau là nhẹ, 16 bệnh nhân (19,7%) coi là trung bình, 22 bệnh nhân (27,1%) coi là nặng và 42 bệnh nhân (51,8%) coi là cực kỳ nghiêm trọng. (2)
Theo nhiều chuyên gia, tình trạng đau đầu do sốt xuất huyết xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, chủ yếu liên quan đến phản ứng của cơ thể đối với virus Dengue khi chúng xâm nhập và tấn công cơ thể. Lúc này hệ miễn dịch sẽ phản ứng mạnh mẽ để chống lại sự nhiễm trùng. Quá trình này dẫn đến việc sản xuất nhiều cytokine và các chất trung gian gây viêm, gây ra triệu chứng đau đầu.
Ngoài ra, sốt xuất huyết có thể khiến người bệnh gia tăng nhiệt độ cơ thể và gây sốt. Tuy nhiên sốt trong bệnh sốt xuất huyết có những điểm khác so với các bệnh khác do virus khác gây ra. Cụ thể trong vòng 1-3 ngày đầu mắc sốt xuất huyết, người bệnh sẽ sốt rất cao. Trong quá trình sốt, mỗi lần hạ sốt cơ thể sẽ vã mồ hôi. Trong dịch mồ hôi bao gồm cả nước và điện giải sẽ khiến bệnh nhân mất đi cả 2 loại chất này trong cơ thể nên rất mệt mỏi.
Mặt khác, bản thân sốt cao đã làm cho máu cô đặc, tăng hematocrit sẽ khiến khả năng chuyển tải oxy đến các cơ quan trong cơ thể, chẳng hạn như não sẽ kém. Đó chính là một trong những nguyên nhân mà khi mắc sốt xuất huyết người bệnh thường thấy đau đầu, đau cơ, đau khớp dữ dội…
Hiện nay, sốt xuất huyết chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, hầu hết các phương pháp điều trị đều có chung mục đích là giúp người bệnh cải thiện được triệu chứng đau đầu, giảm sốt, đau nhức cơ, đau khớp và kiểm soát các biến chứng nguy hiểm. Trong đó việc dùng thuốc giảm đau, hạ sốt là một trong những yếu tố rất quan trọng giúp cải thiện các triệu chứng khó chịu của người bệnh cũng như giúp đẩy nhanh quá trình phục hồi sức khỏe cho người bệnh.
Để cải thiện triệu chứng sốt xuất huyết đau đầu, hạ sốt,… người bệnh có thể sử dụng các loại thuốc giảm đau an toàn cho người mắc sốt xuất huyết như Paracetamol (acetaminophen) theo liều lượng và hướng dẫn của bác sĩ. Lưu ý: tuyệt đối không sử dụng aspirin, ibuprofen hoặc các thuốc chống viêm không steroid khác (NSAIDs) vì chúng có thể làm tăng nguy cơ chảy máu.
Ngoài việc dùng thuốc giảm đau, hạ sốt để giảm bớt đau nhức người người bệnh có thể áp dụng các cách giảm đau đầu khi sốt xuất huyết như sau:
⇒ Tham khảo thêm: Sốt xuất huyết uống thuốc gì để hạ sốt, nhanh khỏi bệnh?
Tóm lại, sốt xuất huyết đau đầu là một triệu chứng phổ biến của người mắc bệnh sốt xuất huyết. Việc nhận biết sớm triệu chứng và áp dụng các biện pháp điều trị, chăm sóc sức khỏe đúng cách đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình điều trị, giúp giảm thiểu các biến chứng nghiêm trọng, đồng thời đẩy nhanh quá trình hồi phục sức khỏe cho của người bệnh.
Các chuyên gia cảnh báo, sốt xuất huyết đang diễn biến khó lường và mở rộng phạm vi lưu hành bệnh, gây áp lực nặng nề lên hệ thống y tế. Đặc biệt, tốc độ đô thị hóa nhanh chóng và biến đổi khí hậu càng làm gia tăng thách thức trong công tác phòng, chống bệnh.
Đây là thông tin tại tọa đàm "Phòng tránh sốt xuất huyết - Những giải pháp nào hiệu quả?” do Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức chiều 3/12, với sự tham gia của các chuyên gia trong lĩnh vực này.
Chia sẻ về dịch tễ sốt xuất huyết trong giai đoạn hiện nay, Giáo sư, Tiến sĩ Vũ Sinh Nam, Cố vấn cao cấp về Sốt xuất huyết, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, Tổng Thư ký Hội Y học Dự phòng Việt Nam cho biết, trước đây, chu kỳ từ 10 - 12 năm mới có một vụ dịch lớn, nhưng gần đây từ năm 2019 đến 2023, nước ta đã có hai vụ dịch lớn là năm 2019 với hơn 300.000 và năm 2022 là 370.000 ca mắc, 150 ca tử vong.
Dịch tễ sốt xuất huyết ở Việt Nam hiện nay có thay đổi, trước đây chủ yếu tập trung ở Đồng bằng sông Cửu Long và ven biển miền Trung, hiện đã lan rộng ra Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên. Đặc biệt, các địa phương miền Bắc như thành phố Hà Nội và một số tỉnh miền núi cũng đã ghi nhận dịch sốt xuất huyết lưu hành.
"Sốt xuất huyết do muỗi truyền và phòng, chống vector hiện nay rất khó khăn, vì muỗi sốt xuất huyết không giống muỗi truyền sốt rét hay viêm não Nhật Bản là trú động ngoài nhà. Muỗi vằn truyền bệnh sốt xuất huyết trú động trong nhà, thích hút máu người, sinh sản và đẻ trứng dưới nước. Vì vậy nếu chỉ có y tế, chỉ có chính quyền thì chúng ta không thể diệt được vector truyền bệnh, mà cần sự tham gia tích cực, chủ động của cộng đồng”, Giáo sư, Tiến sĩ Vũ Sinh Nam thông tin.
Bên cạnh đó, tình hình đô thị hóa không được kiểm soát, biến đổi khí hậu làm tăng nhiệt độ toàn cầu, đặc biệt là giao thông thuận lợi đã tạo điều kiện cho vector phát triển và lan rộng nhanh chóng trên toàn cầu.
Hiện sốt xuất huyết chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, chủ yếu là điều trị triệu chứng. Sốt xuất huyết gây ra bởi 4 type virus khác nhau và sự phát triển, đáp ứng miễn dịch của mỗi type là rất phức tạp. Do vậy, việc dự báo cũng như đáp ứng tình hình dịch do các type virus đang gây ra rất khó khăn.
Từ góc độ lâm sàng, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thanh Hùng, Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng 1 Thành phố Hồ Chí Minh chia sẻ, hầu như tất cả các lứa tuổi đều có nguy cơ mắc sốt xuất huyết, từ trẻ em cho đến người lớn. Đặc biệt, những đối tượng như phụ nữ mang thai, trẻ nhũ nhi dưới 12 tháng tuổi, trẻ có bệnh lý bẩm sinh, thiếu máu, hen suyễn… hoặc người lớn suy thận là những nhóm đối tượng nguy cơ rất cao. Gần đây, thanh, thiếu niên, sinh viên trẻ tuổi, lực lượng lao động chính cũng là đối tượng nguy cơ của sốt xuất huyết.
Theo Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục y tế dự phòng, Bộ Y tế, mỗi năm, Việt Nam có khoảng gần 200.000 trường hợp mắc sốt xuất huyết, tạo ra gánh nặng về kinh tế cho người dân rất lớn. "Cách đây 7 năm, Bộ Y tế đã có một nghiên cứu đánh giá về tài chính cho công tác phòng, chống sốt xuất huyết. Theo đó, mỗi người nhập viện tốn từ 6-10 triệu đồng, cộng với mỗi người nhập viện cần một số người nhà đi theo chăm sóc, tạo ra gánh nặng về kinh tế- xã hội rất lớn”, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức cho biết.
Cục trưởng Hoàng Minh Đức đánh giá, hiện nay công tác phòng tránh sốt xuất huyết đang còn những khoảng trống. Trước khi có vaccine, chúng ta thực hiện các phương pháp truyền thống như tiêu diệt vector trung gian truyền bệnh. Tuy là phương pháp hiệu quả nhất, nhưng vẫn rất khó có thể tiêu duyệt hoàn toàn vector.
Giáo sư, Tiến sĩ Vũ Sinh Nam nhận định: Vaccine là công cụ bổ trợ quý giá cho những nỗ lực phòng ngừa hiện có. Vaccine có thể giúp giảm số ca bệnh sốt xuất huyết nặng và tỷ lệ nhập viện, đặc biệt là ở các nhóm dễ bị tổn thương như trẻ em và người cao tuổi.
Tuy nhiên, vaccine không ngăn ngừa được hoàn toàn các ca sốt xuất huyết. Vì vậy, Tổ chức Y tế Thế giới khuyến nghị kiểm soát vector một cách toàn diện vẫn là yếu tố quan trọng trong chiến lược phòng, chống sốt xuất huyết. Hơn nữa, các vector muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết còn mang những virus nguy hiểm khác, bao gồm virus sốt vàng, chikungunya và Zika. Thành công của việc kiểm soát và phòng, chống sốt xuất huyết phụ thuộc vào sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan, ban, ngành và sự hưởng ứng của người dân.