Theo Tham tán Nông nghiệp Đại sứ quán Hoa Kỳ Ralph Bean, Việt Nam có ưu thế trong phát triển nông nghiệp ứng phó biến đổi khí hậu toàn cầu. Ông Ralph Bean cho biết: "Trong thời gian tới, các chuyên gia Hoa Kỳ sẽ tới Việt Nam để đào tạo vận hành phần mềm giám sát, đo lường khí nhà kính trong sản xuất các sản phẩm từ sữa. Dự án Sử dụng phân bón đúng trị giá 4,4 triệu USD bước đầu tiến triển tốt với hỗ trợ khoa học và chính sách toàn diện".
Theo Tham tán Nông nghiệp Đại sứ quán Hoa Kỳ Ralph Bean, Việt Nam có ưu thế trong phát triển nông nghiệp ứng phó biến đổi khí hậu toàn cầu. Ông Ralph Bean cho biết: "Trong thời gian tới, các chuyên gia Hoa Kỳ sẽ tới Việt Nam để đào tạo vận hành phần mềm giám sát, đo lường khí nhà kính trong sản xuất các sản phẩm từ sữa. Dự án Sử dụng phân bón đúng trị giá 4,4 triệu USD bước đầu tiến triển tốt với hỗ trợ khoa học và chính sách toàn diện".
- Tên cơ sở đào tạo: Trường Đại học Lâm nghiệp
1. Mục tiêu của chương trình đào tạo
Chương trình đào tạo cung cấp cho NCS những kiến thức chuyên sâu và nâng cao về kinh tế và kinh tế nông nghiệp và một số lĩnh vực có liên quan; khả năng độc lập nghiên cứu, phát hiện, dự báo và sáng tạo giải quyết những vấn đề mới trong thực tiễn của lĩnh vực kinh tế nông nghiệp; khả năng tổ chức hoạt động nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực kinh tế nông nghiệp.
Có kiến thức tiên tiến, chuyên sâu về kinh tế và kinh tế nông nghiệp, làm chủ được các giá trị cốt lõi trong học thuật, làm chủ được các nguyên lý, học thuyết của kinh tế nông nghiệp; có tư duy độc lập, sáng tạo để giải quyết các vấn đề chuyên sâu trong lĩnh vực kinh tế nông nghiệp; có kiến thức tổng hợp về tổ chức quản lý các tổ chức kinh tế xã hội.
Có khả năng tổng hợp, phân tích thông tin, phát hiện các vấn đề và đưa ra được các giải pháp sáng tạo để giải quyết vấn đề trong lĩnh vực kinh tế nông nghiệp và phát triển nông thôn;
Có khả năng sử dụng các phương pháp phân tích định lượng, định tính và dự báo hiện đại phục vụ công tác nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực kinh tế nông nghiệp và phát triển nông thôn;
Có khả năng thiết lập, tổ chức mạng lưới hợp tác trong hoạt động chuyên môn; có năng lực tổng hợp trí tuệ tập thể, dẫn dắt chuyên môn để xử lý các vấn đề trong lĩnh vực kinh tế nông nghiệp và phát triển nông thôn;
Có khả năng sử dụng ngoại ngữ trong giao tiếp và trao đổi học thuật thuộc lĩnh vực chuyên ngành; có khả năng truyền bá, phổ biến tri thức, có thể viết được các báo cáo khoa học chuyên ngành.
* Về thái độ, năng lực tự chủ và tự chịu trách nhiệm:
Tự tin, chủ động, sáng tạo, trung thực trong nghiên cứu và công tác; có khả năng thích ứng tốt với các môi trường làm việc;
Có ý thức trách nhiệm trong các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường trong cộng đồng; tôn trọng pháp luật, lối sống tích cực và tinh thần hướng về cộng đồng.
Có tinh thần kỷ luật cao và tự chịu trách nhiệm của mình trong công tác quản lý và trong nghiên cứu khoa học.
2. Chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo
Chương trình đào tạo tiến sĩ KTNN có 10 chuẩn đầu ra và được mô tả trên biểu 01.
Biểu 01: Chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo tiến sĩ KTNN
Nắm vững kiến thức chuyên sâu và nâng cao về kinh tế và kinh tế nông nghiệp phục vụ công tác quản lý nhà nước, xây dựng, thực thi, phân tích và hoàn thiện chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn.
Nắm vững các kiến thức nâng cao về kinh tế và quản lý phục vụ cho việc xây dựng, thẩm định, phản biện, tổ chức thực thi, đánh giá, phân tích và đề xuất hoàn thiện các chương trình, dự án, chiến lược, kế hoạch trong nông nghiệp, nông thôn.
Nắm vững các các kiến thức nâng cao về tổ chức quản lý để quản lý vận hành các tổ chức kinh tế xã hội và nghề nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.
Nắm vững các kiến thức nâng cao và các phương pháp, công cụ tiên tiến hiện đại để tổ chức thực hiện các hoạt động nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực kinh tế và kinh tế nông nghiệp.
Phát hiện, phân tích các vấn đề và đưa ra được các giải pháp sáng tạo để giải quyết vấn đề trong lĩnh vực kinh tế nông nghiệp.
Sử dụng thành thạo các phương pháp phân tích định lượng, định tính và dự báo hiện đại phục vụ công tác nghiên cứu khoa học và công tác quản lý trong lĩnh vực kinh tế nông nghiệp.
Tổ chức các hoạt động nghiên cứu trong lĩnh vực kinh tế nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Sử dụng được ngoại ngữ trong giao tiếp và trao đổi học thuật trong lĩnh vực chuyên ngành; đạt trình độ tối thiểu tiếng Anh bậc 4; có khả năng viết và thuyết trình các báo cáo khoa học chuyên ngành.
Chuẩn đầu ra về năng lực tự chủ, tự chịu trách nhiệm
Năng lực độc lập, sáng tạo trong nghiên cứu, giải quyết các vấn đề trong lĩnh vực kinh tế nông nghiệp
Trung thực và tự chịu trách nhiệm về kết quả nghiên cứu và công tác của bản thân
3- Chuẩn đầu vào của chương trình đào tạo tiến sĩ ngành KTNN
Người học được coi là đạt chuẩn đầu vào về tiếp thu chương trình đào tạo NCS ngành KTNN khi hội đủ 3 điều kiện về: Chuyên môn và bậc học được đào tạo; Năng lực ngoại ngữ và Kinh nghiệm và năng lực nghiên cứu, cụ thể như sau:
3.1. Chuẩn đầu vào về chuyên môn và bậc học đã được đào tạo:
Người học phải đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:
- Đã tốt nghiệp bậc thạc sĩ ngành đúng hoặc ngành phù hợp
- Đã tốt nghiệp đại học ngành đúng hoặc ngành phù hợp đạt loại giỏi trở lên
Đối với người đã có bằng tốt nghiệp thạc sĩ thuộc ngành/chuyên ngành phù hợp, Nhà trường sẽ căn cứ vào kết quả học tập ở bậc thạc sĩ của từng ứng viên để xác định những môn học bổ sung cho từng trường hợp cụ thể trên cơ sở đảm bảo mỗi ứng viên phải được học những môn học cốt lõi tối thiểu trong chương trình đào tạo thạc sĩ ngành Kinh tế nông nghiệp hiện hành để đảm bảo chuẩn đầu vào.
Các môn học cốt lõi tối thiểu của ngành KTNN trình độ thạc sĩ bao gồm:
(1) Kinh tế vi mô nâng cao: 3 TC
(2) Kinh tế vĩ mô nâng cao: 3 TC
(3) Kinh tế lượng nâng cao: 3 TC
(4) Chính sách nông nghiệp và nông thôn: 3 TC
(5) Kinh tế nông nghiệp nâng cao: 3 TC.
3.2. Chuẩn đầu vào về ngoại ngữ
Người học được coi là đạt chuẩn đầu vào về ngoại ngữ khi đáp ứng được một trong các điều kiện sau đây:
- Có Bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên do một cơ sở đào tạo nước ngoài, phân hiệu của cơ sở đào tạo nước ngoài ở Việt Nam hoặc cơ sở đào tạo của Việt Nam cấp cho người học toàn thời gian bằng tiếng nước ngoài;
- Có Bằng tốt nghiệp trình độ đại học ngành ngôn ngữ tiếng nước ngoài do các cơ sở đào tạo của Việt Nam cấp;
- Có chứng chỉ ngoại ngữ trình độ bậc 4 (theo khung năng ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam) do Bộ Giáo dục Giáo dục Đào tạo công bố, còn hiệu lực tính đến ngày dự tuyển
3.3. Chuẩn đầu vào về mặt kinh nghiệm và năng lực nghiên cứu
Người học được coi là có đủ năng lực và kinh nghiệm nghiên cứu nếu thoả mãn một trong số các điều kiện sau:
- Đã thực hiện luận văn Thạc sĩ của chương trình đào tạo thạc sĩ khối ngành kinh tế theo định hướng nghiên cứu,
- Đã công bố ít nhất 1 bài báo khoa học về kết quả nghiên cứu trong lĩnh vực KTNN và lĩnh vực có liên quan trên Tạp chí khoa học, hoặc một Báo cáo khoa học tại Hội thảo khoa học có qua phản biện và được đăng trong kỷ yếu Hội thảo.
- Có thời gian công tác tối thiểu là 2 năm (24 tháng) với vai trò là giảng viên, nghiên cứu viên của các cơ sở đào tạo, tổ chức khoa học và công nghệ.
4- Khối lượng và thời gian học tập của chương trình đào tạo tiến sĩ KTNN
4.1. Khối lượng học tập của chương trình đào tạo tiến sĩ KTNN
Khối lượng học tập của chương trình đào tạo NCS ngành KTNN được quy định cho trường hợp người học đã có bằng Thạc sĩ và trường hợp người học chưa có bằng Thạc sĩ, cụ thể như sau:
- Khối lượng học tập cho NCS đã có bằng Thạc sĩ là 90 Tín chỉ
- Khối lượng học tập cho NCS chưa có bằng Thạc sĩ là 120 tín chỉ.
Khối lượng học tập tiêu chuẩn dành cho người học đã có bằng thạc sĩ của chương trình đào tạo tiến sĩ ngành KTNN là 90 tín chỉ, bao gồm các thành phần như trong biểu 02.
Biểu 02. Khối lượng học tập của chương trình đào tạo tiến sĩ ngành KTNN
Kiến thức cơ sở và chuyên ngành
Tiểu luận tổng quan và chuyên đề nghiên cứu sinh
Chuyên đề nghiên cứu sinh (3 chuyên đề)
Chương trình đào tạo khối lượng 120 tín chỉ là dành cho người học chưa có bằng thạc sĩ (tốt nghiệp đại học loại giỏi thuộc ngành phù hợp). Trong trường hợp này, ngoài việc phải thực hiện đủ 90 tín chỉ theo biểu 02, người học còn phải học thêm 30 tín chỉ các môn học thuộc chương trình đào tạo thạc sĩ ngành Kinh tế nông nghiệp hiện hành.
Các thành phần của chương trình đào tạo và các học phần của chương trình này được quy định chi tiết trên biểu 04 (mục 5.1).
4.2. Thời gian đào tạo của chương trình
- Thời gian đào tạo là 03 năm đối với người học đã có bằng Thạc sĩ
- Thời gian đào tạo là 04 năm đối với người học chưa có bằng Thạc sĩ
Các trường hợp NCS hoàn thành sớm hoặc kéo dài thời gian đào tạo được thực hiện theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
5. Kết cấu chương trình đào tạo tiến sĩ ngành KTNN
Chương trình đào tạo tiến sĩ KTNN bao gồm các bộ phận:
- Danh mục các học phần trình độ tiến sĩ;
- Các chuyên đề tiến sĩ và tiểu luận tổng quan
- Nghiên cứu khoa học và luận án tiến sĩ.
5.1. Các học phần trình độ TS, các chuyên đề tiến sĩ và tiểu luận tổng quan
5.1.1. Danh mục các học phần trình độ tiến sĩ
a- Danh mục các học phần trình độ tiến sĩ cho NCS đã có bằng thạc sĩ
Danh mục các học phần trong chương trình đào tạo tiến sĩ KTNN dành cho NCS đã có bằng thạc sĩ có khối lượng 12 tín chỉ và được trình bày trong biểu 03.
Biểu 03. Danh mục các học phần trong chương trình đào tạo tiến sĩ KTNN dành cho người học đã có bằng Thạc sĩ
Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh tế và viết luận án tiến sĩ
II. Khối kiến thức chuyên ngành
Kinh tế nguồn lực trong nông nghiệp
Phân tích tác động kinh tế xã hội trong nông nghiệp
b- Danh mục các học phần dành cho NCS chưa có bằng thạc sĩ
Danh mục các học phần trong chương trình đào tạo tiến sĩ KTNN dành cho NCS chưa có bằng thạc sĩ gồm 42 tín chỉ, trong đó có 12 tín chỉ các học phần thuộc trình độ tiến sĩ và 30 tín chỉ các học phần thuộc trình độ thạc sĩ ngành KTNN.
Danh mục các học phần của chương trình này được nêu trên biểu 04.
Biểu 04. Danh mục các học phần trong chương trình đào tạo tiến sĩ KTNN dành cho người học chưa có bằng Thạc sĩ
Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh tế và viết luận án tiến sĩ
Tin học ứng dụng trong quản lý kinh tế
II. Khối kiến thức chuyên ngành
Kinh tế nguồn lực trong nông nghiệp
Chính sách nông nghiệp và nông thôn
Kinh tế tài nguyên và môi trường
Quản trị kinh doanh nông lâm nghiệp
Phân tích tác động kinh tế xã hội trong nông nghiệp
6. Kế hoạch đào tạo chương trình tiến sĩ KTNN
Kế hoạch dự kiến bố trí thời gian giảng dạy các học phân và các nội dung của chương trình đào tạo tiêu chuẩn (3 năm) được nêu trên biểu 06.
Biểu 06: Kế hoạch dự kiến bố trí thời gian thực hiện chương trình đào tạo
Các học phần chương trình tiến sĩ
Chuyên đề tiến sĩ (3 chuyên đề)
Đối với các học phần bổ sung kiến thức dành riêng cho những NCS chưa có bằng thạc sĩ (gồm 30 tín chỉ) được bố trí thực hiện trong 3 năm đầu của chương trình đào tạo 4 năm dành cho NCS này. NCS có thể đăng ký và học tập các học phần này cùng với các lớp cao học phù hợp.
Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN 14:36 22/05/2023
Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam nói chung và nền kinh tế nông nghiệp nói riêng đang đứng trước nhiều thách thức cũng như cơ hội với sự phát triển kinh tế 4.0 và nền kinh tế phục hồi sau đại dịch COVID-19, Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN phối hợp cùng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương, Vụ Phát triển Khoa học và Công nghệ Địa phương - Bộ Khoa học và Công nghệ, Chuyên trang Chuyển đổi số - Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, Viện Phát triển Kinh tế Số Việt Nam và Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế Tuần hoàn - Đại học Quốc gia TP HCM tổ chức hội thảo “Chính sách và thực trạng kinh tế nông nghiệp Việt Nam” lần thứ nhất năm 2023.
Sản xuất nông nghiệp là lĩnh vực sản xuất quan trọng nhất đối với sự phát triển của Việt Nam. Về kinh tế, GDP nông nghiệp chiếm khoảng 13,96% tổng GDP năm 2019. Tuy nhiên, con số này phản ánh mức giảm đều từ 38,06% năm 1986, cho thấy sự chuyển đổi sâu sắc của nền kinh tế Việt Nam. Trong giai đoạn 2001-2013, tốc độ tăng trưởng của ngành nông nghiệp là 3,57%/năm, cao hơn và ít biến động hơn so với các nước châu Á khác. Từ một đất nước bị nạn đói đe dọa, Việt Nam hiện đứng thứ 2 ở Đông Nam Á và thứ 15 trên toàn cầu về xuất khẩu nông sản. Kim ngạch xuất khẩu nông sản tăng vọt từ 4,2 tỷ USD năm 2004 lên 41,3 tỷ USD năm 2019, chiếm 15,68% tổng kim ngạch xuất khẩu quốc gia. Các nông sản xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam là gạo, cà phê, hạt tiêu, chè, hạt điều, cao su, sắn, thủy sản và đồ nội thất. Thị trường xuất khẩu nông sản của Việt Nam chủ yếu là Trung Quốc, châu Âu, Mỹ, ASEAN, Nhật Bản và Hàn Quốc.
Tỷ lệ lao động trong nông nghiệp chiếm 65% lực lượng lao động theo thống kê năm 2000. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, con số này đã giảm đáng kể, xuống còn 47,4% vào năm 2012 và 39,4% vào năm 2019. Gần 50% các hộ gia đình làm nông nghiệp ở nông thôn năm 2016 cho biết nguồn thu nhập chính của họ vẫn từ nông nghiệp, mặc dù tỷ lệ này giảm từ 68% năm 2006. Chuyển đổi nông nghiệp đã góp phần xóa đói giảm nghèo ở nông thôn, thông qua tăng thu nhập từ các hoạt động phi trồng trọt, đặc biệt ở các nhóm dân tộc thiểu số. Ngành nông nghiệp cũng là ngành chiếm tỷ lệ lớn trong sử dụng tài nguyên thiên nhiên, như đất, nước, rừng và các nguyên liệu thô khác, phần lớn đã được phân bổ lại cho phát triển công nghiệp và đô thị.
Trong giai đoạn COVID-19, ngành nông nghiệp nước ta vẫn giữ vai trò trụ đỡ của nền kinh tế, đảm bảo lương thực, thực phẩm, an sinh xã hội. Đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, nhiều địa phương thực hiện giãn cách xã hội làm ảnh hưởng đến hầu hết các ngành các lĩnh vực, trong đó có nông nghiệp. Trước những khó khăn đó, ngành nông nghiệp đã có nhiều giải pháp ứng phó kịp thời, hiệu quả thể hiện vai trò bệ đỡ của nền kinh tế trong lúc khó khăn, bảo đảm nguồn cung lương thực, thực phẩm, hàng hóa thiết yếu, là cơ sở quan trọng để thực hiện an sinh, an dân trong đại dịch. Điều đó thể hiện rõ nét nhất trong tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý III/2021 ước tính giảm 6,17% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản là khu vực duy nhất tăng trưởng dương với mức tăng 1,04%; trong khi đó khu vực công nghiệp và xây dựng giảm 5,02%; khu vực dịch vụ giảm 9,28%. Mặc dù bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 nhưng sản xuất nông nghiệp vẫn phát triển so với cùng kỳ năm trước: năng suất lúa tăng cao, chăn nuôi tăng trưởng ổn định, kim ngạch xuất khẩu một số nông sản đạt khá. Ngành nông nghiệp tăng 3,32%, đóng góp 0,31 điểm phần trăm vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế; ngành lâm nghiệp tăng 3,3%, đóng góp 0,02 điểm phần trăm; ngành thủy sản tăng 0,66%, đóng góp 0,02 điểm phần trăm.
Tuy nhiên, ngành nông nghiệp cũng đang đối mặt với thách thức lớn từ nội tại tới khách quan. Ba thách thức lớn là hội nhập toàn cầu, biến đổi khí hậu và quy mô sản xuất buộc nền nông nghiệp phải tái cơ cấu mạnh mẽ. Do đó, sẽ cần phải phát triển theo hướng nông nghiệp xanh, nông nghiệp sinh thái. Việt Nam cần chuyển từ tư duy “sản xuất nông nghiệp” sang tư duy “kinh tế nông nghiệp”, chuyển từ theo đuổi giá trị gia tăng sang vừa tạo ra giá trị gia tăng, vừa giảm thiểu chi phí sản xuất, chi phí xã hội, chi phí môi trường... Việt Nam cần thúc đẩy nông nghiệp xanh, là nền nông nghiệp sản xuất áp dụng đồng bộ các quy trình, công nghệ sử dụng hợp lý, tiết kiệm vật tư đầu vào, sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Nông nghiệp xanh bảo đảm phát triển hài hòa trên ba trụ cột: kinh tế - xã hội - môi trường. Đồng thời, chuyển từ “nền nông nghiệp sản lượng cao” sang “nền nông nghiệp công nghệ cao, sinh thái, trách nhiệm, bền vững”; chuyển từ “phát triển đơn ngành” sang mục tiêu “phát triển tích hợp liên ngành”, từ mục tiêu “đơn giá trị” sang mục tiêu “tích hợp đa giá trị”; từ đó hình thành hệ sinh thái kinh tế nông thôn, phát triển hạ tầng nông nghiệp, không chỉ phục vụ sản xuất mà phục vụ phát triển kinh tế nông thôn và du lịch nông nghiệp, nông thôn.
Trong khuôn khổ hội thảo, các diễn giả đã tham gia thảo luận về các vấn đề liên quan đến chính sách và thực trạng kinh tế nông nghiệp Việt Nam.
Cụ thể, bài tham luận của TS. Lê Thị Kim Loan đến từ Khoa Kinh tế Nông nghiệp, Trường Kinh tế - Đại học Cần Thơ đã đưa ra đánh giá nguồn vốn sinh kế của hộ gia đình bị xâm nhập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) thông qua phương pháp trọng số Entropy. Trong những năm qua, tình hình hạn hán và xâm nhập mặn ở ĐBSCL diễn biến khá phức tạp. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng này là lưu lượng nước từ thượng nguồn sông Mekong đổ về hạ nguồn ít cộng với yếu tố thủy triều đưa nước biển đi sâu vào các kênh, mương nội đồng, lượng mưa giảm, nắng nóng kéo dài. Qua quan sát tại Trạm quan trắc Cà Mau cho thấy, lượng mưa ở ĐBSCL ít thường tập trung từ tháng 12 đến tháng 4. Năm 2018, lượng mưa trung bình của toàn vùng thấp nhất là 0,2 mm vào tháng 3, các tháng 2 và 4 có lượng mưa từ 10,1-11,2 mm; thấp hơn so với lượng mưa trung bình của cùng kỳ năm 2017. Trong khi đó, số giờ nắng của vùng khá cao, tập trung vào khoảng tháng 2-4, số giờ nắng trung bình từ 196,6 giờ đến 248,3 giờ/tháng. Điều này dẫn đến tình trạng bốc hơi nhanh và làm gia tăng độ mặn. Những tác động của con người cũng góp phần không nhỏ gây ra XNM như khai thác và sử dụng nước ngầm quá mức, thay đổi mục đích sử dụng đất.
Trước tình trạng hạn mặn ngày càng nghiêm trọng, người dân ở ĐBSCL đã có những thay đổi trong chiến lược sinh kế để bảo đảm ổn định cuộc sống. Cư dân vùng hạn mặn vẫn duy trì mô hình sinh kế cũ nhưng cách thức hoạt động của mô hình có thay đổi. Một số ít hộ gia đình có sinh kế canh tác nông nghiệp chuyển sang phi nông nghiệp hoặc nuôi trồng và đánh bắt thủy sản; trong khi đó cư dân có sinh kế trong hoạt động nuôi trồng và đánh bắt thủy sản không chuyển sang canh tác nông nghiệp mà chuyển sang sinh kế phi nông nghiệp. Thực tế cho thấy người dân chưa mạnh dạn chuyển đổi sinh kế, nếu có chuyển đổi thì chỉ thay đổi cách thức sản xuất. Vì vậy, để giúp cho người dân vùng hạn có chuyển đổi sinh kế nhằm bảo đảm tính bền vững, nghiên cứu gợi mở một số kiến nghị như sau:
Thứ nhất, cải thiện môi trường dễ bị tổn thương. Tình trạng hạn hán và xâm nhập mặn đã làm đảo lộn sinh kế của người dân ở vùng ĐBSCL. Hiện nay, đất sản xuất nông nghiệp bị thu hẹp, nguồn nước ngọt ngày càng khan hiếm. Điều này đã làm gia tăng tính dễ bị tổn thương cho sinh kế của cư dân. Vì thế, cải thiện môi trường là rất cần thiết. Để làm được điều này, trước hết là cần tập trung đầu tư kết cấu hạ tầng chống hạn mặn; tiếp đến là nâng cao chất lượng công tác dự báo và tập huấn kiến thức về sản xuất và kinh nghiệm ứng phó với hạn mặn.
Thứ hai, cải thiện hoạt động sinh kế bằng việc đa dạng hóa sinh kế; tư vấn, hỗ trợ đào tạo và giải quyết việc làm tại chỗ cho bà con nông dân; đảm bảo cơ chế chính sách trong xây dựng sinh kế bền vững cho cư dân thông qua việc thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ vay vốn ưu đãi, hỗ trợ tư liệu sản xuất; đồng thời đẩy mạnh đào tạo nghề, giải quyết việc làm gắn với xây dựng nông thôn mới; phối hợp chặt chẽ trong công tác quản lý thực thi các chính sách giữa các đơn vị có liên quan.
Thứ ba, cải thiện các nguồn lực sinh kế. Các nguồn lực sinh kế có ảnh hưởng trực tiếp đến chiến lược sinh kế của cư dân vùng hạn mặn. Để làm được điều này, cần chú trọng nâng cao chất lượng nhân lực ở địa phương; đầu tư phương tiện sản xuất hiện đại, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường...
Tiếp đó, bài tham luận của TS. Vũ Xuân Nam về ứng dụng công nghệ Blockchain trong truy xuất nguồn gốc chè Thái Nguyên đưa ra nghiên cứu áp dụng chuyển đổi số trong sản xuất nông nghiệp. Hiện nay, sản phẩm chè Thái Nguyên được thị trường ưa chuộng và có sức cạnh tranh cao. Nhiều sản phẩm đã được cấp quyền sở hữu trí tuệ, tuy nhiên, trên thực thế việc bảo hộ thương hiệu, quyền sở hữu trí tuệ cho sản phẩm chè vẫn chưa được đảm bảo. Trên thị trường còn nhiều sản phẩm chè không rõ nguồn gốc, xuất xứ vẫn được gắn nhãn “Trà Thái Nguyên”, “Tân Cương” làm ảnh hưởng đến uy tín, chất lượng và niềm tin của người tiêu dùng. Trong thời đại công nghệ phát triển vượt bậc như hiện nay, việc ứng dụng công nghệ 4.0 để truy xuất nguồn gốc cho sản phẩm chè là vô cùng cần thiết. Để đảm bảo thương hiệu, nâng cao kim ngạch xuất khẩu và mở rộng thị trường, nhất là các thị trường khó tính như châu Âu, châu Mỹ..., tiêu chuẩn về truy xuất nguồn gốc hàng hóa là một tiêu chí rất quan trọng, góp phần tạo nên uy tín của sản phẩm.
Đã có nhiều giải pháp giúp người tiêu dùng nhận biết được sản phẩm hàng hóa, trong đó ứng dụng công nghệ thông tin vào truy xuất nguồn gốc sản phẩm là một công cụ rất quan trọng để phân biệt hàng thật, hàng giả trong giai đoạn cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay. Giải pháp truy xuất nguồn gốc điện tử thông qua mã QR (Quick Response - Mã phản hồi nhanh) sẽ giúp người tiêu dùng yên tâm về sản phẩm khi mua, nâng cao độ tin cậy của người tiêu dùng với sản phẩm, góp phần nâng cao giá trị của thương hiệu hàng hóa. Hiện nay, ứng dụng công nghệ Blockchain trong truy xuất nguồn gốc nông sản đang được rất nhiều đối tượng quan tâm; đặc biệt ứng dụng công nghệ này đang được áp dụng cho nông sản xoài và thanh long ở nước ta. Sản phẩm chè Thái Nguyên nên nghiên cứu và áp dụng công nghệ này để truy xuất nguồn gốc sản phẩm.
Từ các thực tiễn hiện nay, tham luận đưa ra một số kiến nghị như sau:
Thứ nhất, việc ứng dụng công nghệ Blockchain nhằm truy xuất nguồn gốc xuất xứ hàng hóa, sản phẩm vẫn chưa được áp dụng nhiều ở Việt Nam. Chính vì vậy, để ứng dụng rộng rãi công nghệ này, thời gian tới, cần có được khung pháp lý và môi trường thể chế thuận lợi cho Blockchain phát triển. Trước tiên, cần xác định đây là mục tiêu dài hạn, đòi hỏi sự đầu tư nghiêm túc trong dài hạn của Nhà nước. Hành lang pháp lý quy định về tự động hoá, số hóa các quy trình thủ tục liên quan tới hoạt động của doanh nghiệp. Tiếp theo là, xây dựng các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp về cả hoạt động, quy trình cũng như tài chính (chính sách cắt giảm thuế, hỗ trợ vốn vay)… đối với một nhóm các doanh nghiệp tiên phong, từ đó tạo thành một môi trường cạnh tranh cho các doanh nghiệp khác cũng như các chủ thể khác của nền kinh tế tận dụng đà tăng tốc phát triển.
Thứ hai, các cơ quan, doanh nghiệp nhà nước cần tiên phong trong ứng dụng thành tựu khoa học, công nghệ bao gồm cả công nghệ Blockchain để nâng cao hiệu quả quản trị, điều hành, cung ứng dịch vụ công, đi đầu trong xây dựng môi trường sinh thái Blockchain. Sau khi đã tạo ra được môi trường của một “hệ sinh thái Blockchain”, thì việc kết nối các bên hữu quan, cũng như phát triển thành một hệ sinh thái hoàn thiện sẽ dễ dàng và thuận lợi hơn.
Thứ ba, cần duy trì cơ chế trao đổi, phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước và cộng đồng doanh nghiệp, cộng đồng cung ứng dịch vụ công nghệ cả ở trong nước và quốc tế để phát hiện và xử lý kịp thời các vướng mắc, khó khăn trong quá trình triển khai hệ thống. Đồng thời, cần nâng cao năng lực sử dụng hệ thống bằng các hoạt động truyền thông, phổ biến, đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao hiểu biết, nhận thức của người dân, doanh nghiệp, cơ quan nhà nước về việc ứng dụng công nghệ Blockchain.
Ngoài ra, các diễn giả tại Hội thảo còn trao đổi về các vấn đề:
- Đánh giá thực trạng, các tồn tại hạn chế và tiềm năng phát triển của kinh tế nông nghiệp Việt Nam trong bối cảnh kinh tế 4.0 và nền kinh tế phục hồi sau đại dịch COVID-19.
- Các vấn đề về đổi mới sáng tạo, áp dụng khoa học – công nghệ, công nghệ mới và chuyển đổi số, kinh tế số trong nông nghiệp.
- Các vấn đề về kinh tế tuần hoàn trong kinh tế nông nghiệp.
- Đánh giá các chính sách hiện hành về kinh tế nông nghiệp; cung cấp các luận cứ khoa học giúp hoàn thiện chính sách về kinh tế nông nghiệp.
- Đưa ra các giải pháp hướng tới mục tiêu thúc đẩy kinh tế tuần hoàn, tăng trưởng xanh và phát triển bền vững nền kinh tế nông nghiệp Việt Nam.
- Các vấn đề kinh tế liên quan đến nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
Hội thảo là diễn đàn cho các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu và các nhà quản lý thảo luận, đưa ra các kết quả nghiên cứu khoa học giúp đánh giá thực trạng, các tồn tại hạn chế và tiềm năng phát triển của kinh tế nông nghiệp Việt Nam, từ đó cung cấp các luận cứ khoa học nhằm hoàn thiện chính sách về kinh tế nông nghiệp cũng như đưa ra các giải pháp hướng tới mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng xanh và phát triển bền vững nền kinh tế nông nghiệp Việt Nam.
Một năm nhiều thành công của ngành NN&PTNT
Năm 2022, ngành Nông nghiệp, nông thôn triển khai thực hiện kế hoạch trong điều kiện có nhiều thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen. Tuy nhiên, với sự chung sức, vượt khó, sáng tạo của cộng đồng doanh nghiệp, bà con nông dân, sự đồng thuận của cả xã hội,... đã giúp ngành vượt qua khó khăn, duy trì tăng trưởng ở mức khá cao, toàn diện. Qua đó, đóng góp vào tăng trưởng, phát triển kinh tế của cả nước, bảo đảm an sinh xã hội, bảo đảm vững chắc an ninh lương thực Quốc gia.
Nhìn lại năm 2022, toàn ngành NN&PTNT đã gặt hái được nhiều thành tích nổi bật. Đó là giá trị gia tăng toàn ngành (GDP) tăng cao nhất trong những năm gần đây, đạt 3,36% (nông nghiệp tăng 2,88%; thủy sản tăng 4,43%, lâm nghiệp tăng 6,13%); tỷ lệ che phủ rừng đạt 42,02%; tỷ lệ số xã đạt chuẩn nông thôn mới đạt trên 73%.
Năm 2022 cũng là năm nhiều lĩnh vực của ngành Nông nghiệp đạt những kết quả ấn tượng, trong đó, có những ngành hàng đạt con số kỷ lục lần đầu tiên về mặt giá trị xuất khẩu.
Có thể kể đến, với lĩnh vực trồng trọt, về sản xuất lúa, tuy sản lượng đạt trên 42,66 triệu tấn, giảm 1,2 triệu tấn (giảm 2,7%) do diện tích gieo trồng giảm khoảng 146,8 nghìn ha nhưng sản lượng lúa vẫn đáp ứng đầy đủ nhu cầu tiêu thụ trong nước, chế biến, sử dụng làm thức ăn chăn nuôi và xuất khẩu gần 7,2 triệu tấn (cao nhất trong những năm gần đây). Sản xuất lúa tiếp tục xu hướng tăng tỷ lệ sử dụng giống lúa chất lượng cao lên trên 79% để nâng cao giá trị “Thương hiệu hạt gạo Việt”. Đồng thời, xuất khẩu gạo đạt 3,49 tỷ USD – tiếp tục nằm trong nhóm ngành hàng có giá trị xuất khẩu cao.
Năm 2022 cũng là năm ghi nhận lĩnh vực thủy sản đạt được kết quả kỷ lục khi xuất khẩu cán đích gần 11 tỷ USD – cao nhất từ trước đến nay. Trong đó, nhiều mặt hàng xuất khẩu đạt mức tăng rất cao như: Tôm, cá tra,... Đây là kết quả mà một phần lớn nhờ sự nỗ lực, chủ động của cộng đồng doanh nghiệp khi biết tận dụng cơ hội về giá và sự linh hoạt về thị trường.
Trên lĩnh vực lâm nghiệp, xuất khẩu lâm sản tiếp tục đạt con số ấn tượng mới khi “về đích” với khoảng 17 tỷ USD, xuất siêu ước đạt 14,1 tỷ USD; thu dịch vụ môi trường rừng đạt 3.686,96 tỷ đồng. Đây là kết quả rất đáng tự hào của lĩnh vực lâm nghiệp trong năm 2022.
Với những kết quả nổi bật của các lĩnh vực, nhìn lại tổng thể, trong năm 2022, kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành Nông nghiệp lần đầu tiên cán đích, chạm tới con số 53,22 tỷ USD, tăng tới 9,3% so với năm 2021. Tiếp tục có 11 nhóm mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, trong đó có 8 sản phẩm, nhóm sản phẩm có kim ngạch xuất khẩu trên 2 tỷ USD gồm: cà phê, cao su, gạo, rau quả, điều, tôm, cá tra, sản phẩm gỗ; 7 mặt hàng có kim ngạch trên 3 tỷ USD. Thặng dư thương mại toàn ngành ước đạt 8,5 tỷ USD, tăng 30% so với năm 2021. Có được những kết quả này là do toàn ngành đã phối hợp chặt chẽ với Bộ Công Thương thực hiện các cơ chế, chính sách đối với công tác xúc tiến thương mại, đàm phán mở cửa, phát triển thị trường để giải quyết kịp thời các vướng mắc, thúc đẩy xuất khẩu nông lâm thủy sản; ứng phó với tác động của dịch bệnh COVID-19 và xung đột quân sự Nga - Ukraine làm đứt gãy chuỗi cung ứng nông sản toàn cầu.
Toàn ngành đã chủ động nghiên cứu, dự báo, tranh thủ cơ hội từ các Hiệp định thương mại tự do để thúc đẩy xuất khẩu nông sản. Thúc đẩy lưu thông, thương mại biên giới, nắm bắt tình hình sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông lâm thủy sản; hướng dẫn thực hiện quy định Lệnh “248”, Lệnh “249” của Tổng cục Hải quan Trung Quốc. Bên cạnh đó, phối hợp với Đại sứ quán, Tham tán Thương mại, Tham tán Nông nghiệp Việt Nam tại các nước xây dựng các kênh trao đổi, cung cấp thông tin các thị trường xuất khẩu, tăng cường xúc tiến, quảng bá theo hình thức trực tuyến đối với các sản phẩm đã được mở cửa, xuất khẩu chính ngạch vào các thị trường gắn liền với các hoạt động ngoại giao của Chính phủ và của Bộ vào các thị trường lớn như: Trung Quốc, Hoa Kỳ, EU, Nga, Braxin và khai thác hiệu quả các thị trường tiềm năng (Nhật Bản - Hàn Quốc, ASEAN, Úc - New Zealand, Trung Đông).
Trong năm 2022, nhiều mặt hàng của ngành Nông nghiệp đã được mở cửa sang các thị trường. Đó là bưởi sang Hòa Kỳ; bưởi, chanh xanh sang Newzealand; sầu riêng, tổ yến, chuối,…sang Trung Quốc,… mở ra nhiều cơ hội để gia tăng giá trị xuất khẩu và xuất khẩu theo hướng chính ngạch cho nông sản Việt Nam.
Quyết tâm thực hiện thắng lợi mục tiêu năm 2023
Bước sang năm 2023, kinh tế toàn cầu được dự báo tăng trưởng chậm lại. Lạm phát duy trì mức cao trên toàn cầu; chính sách tiền tệ thắt chặt, tăng lãi suất kéo dài kèm theo mất giá trị đồng tiền, giảm mạnh nhu cầu tiêu dùng tại nhiều khu vực và quốc gia làm suy giảm sản xuất của nhiều ngành, lĩnh vực. Bên cạnh đó, nguy cơ rủi ro, bất ổn về tài chính, tiền tệ, nợ công, an ninh năng lượng, an ninh lương thực trên toàn cầu gia tăng... sẽ tác động mạnh, kéo dài, trên phạm vi lớn tới hầu hết các quốc gia, nền kinh tế.
Trong bối cảnh đó, ngành Nông nghiệp cũng phải đối mặt với những khó khăn thách thức từ tác động của giá vật tư đầu vào và giá lương thực, thực phẩm tăng do đứt gãy chuỗi cung ứng; dịch bệnh trên người, cây trồng, vật nuôi tiềm ẩn nguy cơ bùng phát; sự thay đổi nhu cầu và phương thức tiêu dùng, đặc biệt là thị trường trong nước, đòi hỏi sự chuyển đổi phù hợp về tổ chức sản xuất và cơ cấu lại kênh phân phối, kết nối cung - cầu; biến đổi khí hậu ngày càng rõ nét, cực đoan hơn, thiên tai khó lường, hạn hán và xâm nhập mặn luôn là nguy cơ tiềm ẩn...
Dù được dự báo sẽ còn nhiều khó khăn phía trước, tuy nhiên, năm 2023, ngành Nông nghiệp, nông thôn quyết tâm tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại theo hướng phát triển nông nghiệp sinh thái, hiện đại, kinh tế tuần hoàn; chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, khơi thông các nguồn lực cho phát triển sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, giảm thiểu tác động tiêu cực của dịch bệnh và biến động thị trường trong nước và thế giới.
Năm 2023, toàn ngành NN&PTNT được Thủ tướng Chính phủ giao tốc độ tăng trưởng GDP đạt khoảng 3,5%; tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt ít nhất 55 tỷ USD; tỷ lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới 80%; nâng cao tỷ lệ che phủ rừng,…
Để đạt được những mục tiêu đề ra, toàn ngành Nông nghiệp sẽ tập trung thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh, tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ hiệu quả cho người dân và doanh nghiệp. Tận dụng cơ hội để thúc đẩy phát triển ngành, duy trì các động lực tăng trưởng trong trung và dài hạn. Chuyển nhanh tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp ở tất cả các cấp từ Trung ương đến địa phương. Đẩy mạnh cơ cấu lại nông nghiệp theo 3 nhóm sản phẩm chủ lực, theo các ngành, lĩnh vực và cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp theo vùng.
Cùng với đó, đẩy mạnh phát triển thị trường, tháo gỡ rào cản, tạo thuận lợi cho tiêu thụ trong nước và xuất khẩu nông lâm thủy sản. Xây dựng chuỗi giá trị ngành hàng từng loại nông sản, gắn với phát triển hạ tầng logistic nông nghiệp, nông thôn, đảm bảo chuỗi cung ứng thị trường trong nước. Thực hiện hiệu quả các Đề án: đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong thu thập thông tin, dự báo tình hình thị trường nông sản; thúc đẩy xuất khẩu nông lâm thủy sản đến năm 2030.
Đồng thời, phối hợp với các địa phương đẩy mạnh việc cấp mã số vùng trồng, nuôi, truy xuất nguồn gốc sản phẩm, gắn với chỉ dẫn địa lý. Xây dựng phương án chuyển đổi phương thức kinh doanh và tiêu thụ, xuất khẩu các sản phẩm chủ lực. Phối hợp với Bộ Công Thương, các cơ quan, doanh nghiệp theo dõi sát sao diễn biến giá cả, cung - cầu các mặt hàng nông sản thiết yếu (lúa gạo, thịt lợn, rau quả, thủy sản, đường, muối) để cân đối cung – cầu, đảm bảo an ninh lương thực trong nước và duy trì xuất khẩu; nâng cao chất lượng dự báo thị trường và kịp thời thông tin tới các địa phương, doanh nghiệp để có kế hoạch sản xuất, kinh doanh phù hợp.
Đẩy mạnh truyền thông quảng bá giới thiệu sản phẩm, địa chỉ bán nông sản an toàn, nhất là theo phương thức online; tăng cường xúc tiến thương mại, kết nối cung - cầu các địa phương theo chuỗi; đẩy mạnh kết nối các doanh nghiệp nông nghiệp trong và ngoài nước thông qua các hình thức hợp tác, liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản.
Đối với thị trường trong nước, tạo thuận lợi cho tiêu thụ trong nước, phát triển đa dạng các kênh, các hình thức giao dịch phân phối, thương mại tiêu thụ. Phát triển hệ thống lưu thông tạo điều kiện cho người tiêu dùng có khả năng tiếp cận sản phẩm nông nghiệp trong mọi tình huống. Phối hợp theo dõi, cân đối cung – cầu nông lâm thủy sản, xây dựng phương án hỗ trợ tiêu thụ nông sản kịp thời; xúc tiến các hoạt động quảng bá, giới thiệu sản phẩm có chất lượng, an toàn thực phẩm thông qua tổ chức các hội chợ, triển lãm, hội thảo, diễn đàn, sàn thương mại điện tử,...
Phát triển thương hiệu, chỉ dẫn địa lý, tổ chức giới thiệu quảng bá các sản phẩm OCOP gắn với địa phương, vùng miền. Tăng cường hoạt động kết nối doanh nghiệp trong và ngoài nước nhằm đẩy mạnh hợp tác, liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản cho người dân. Tập huấn, hướng dẫn người sản xuất, nông dân, hợp tác xã về nhận thức và kỹ năng tiếp cận thị trường, nâng cao chất lượng nông sản đáp ứng các tiêu chuẩn, nhu cầu, thị hiếu tiêu dùng trong nước,...
Đối với thị trường xuất khẩu, tận dụng các Hiệp định thương mại tự do, nhất là CPTPP, EVFTA để đẩy mạnh xuất khẩu hàng nông lâm thủy sản chủ lực. Phối hợp với Bộ Công Thương thực hiện Đề án tăng cường xuất khẩu hàng hóa chính ngạch; tiếp tục đàm phán mở cửa thị trường chính ngạch cho các sản phẩm hoa quả tươi, rau, thủy sản sang các thị trường có yêu cầu chất lượng cao. Duy trì và phát triển thị trường Trung Quốc, Hoa Kỳ, EU, mở rộng thị trường nông sản sang những nền kinh tế có cơ cấu bổ sung với Việt Nam như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ,... Lựa chọn, đưa các sản phẩm phù hợp vào các thị trường tiềm năng như Nga, Trung Đông, châu Phi, ASEAN,...
Đi cùng với đó, kịp thời giải quyết khó khăn về kỹ thuật, thuận lợi hóa thông quan, hạ tầng logistic, không để ứ đọng hàng hóa tại cửa khẩu. Đẩy mạnh xúc tiến thương mại quốc tế, tăng cường giới thiệu quảng bá sản phẩm xuất khẩu, thúc đẩy xuất khẩu. Phối hợp với Tham tán thương mại, Tham tán Nông nghiệp tại nước ngoài hỗ trợ các địa phương, doanh nghiệp đạt tiêu thuẩn xuất khẩu sang thị trường trọng điểm như Mỹ, EU, Anh, Trung Quốc, Nhật Bản,...
Cùng với những nhiệm vụ, giải pháp trên, trong năm 2023, toàn ngành Nông nghiệp, nông thôn sẽ tiếp tục quan tâm triển khai hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, nhất là các chương trình chuyên đề chuyên sâu, gắn với cơ cấu lại ngành Nông nghiệp theo hướng đi vào chiều sâu, đảm bảo chất lượng và bền vững, nhằm giải quyết những vấn đề cấp thiết trong xây dựng nông thôn mới ở cơ sở, góp phần bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân nông thôn.
Trong đó, tập trung đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, chuyển đổi tư duy cho cán bộ và cư dân nông thôn về xây dựng nông thôn mới và phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao chất lượng phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” giai đoạn 2021-2025 gắn với Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”,...
Với những thành tích nổi bật trong năm 2022 cùng với những quyết tâm của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, kỳ vọng toàn ngành sẽ tiếp tục gặt hái được những thành công mới, kỷ lục mới trong năm 2023./.
CẦN ĐỔI MỚI TƯ DUY PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP
Kể từ khi tiến hành đổi mới toàn diện năm 1986, nông nghiệp Việt Nam chuyển hướng quan trọng với chủ trương đổi mới cơ chế quản lý trong các hợp tác xã nông nghiệp, phát huy triệt để vai trò chủ động của hộ nông dân. Nhờ đó, các nguồn lực phát triển nông nghiệp được huy động, quy mô và đóng góp của ngành vào nền kinh tế tăng lên, cơ cấu thay đổi quan trọng mặc dù tỷ trọng nông nghiệp trong cơ cấu có xu hướng giảm.
Bên cạnh sự chuyển hướng quan trọng về thể chế, góp phần giải phóng nguồn lực, nền nông nghiệp vẫn nặng về sản xuất theo phương thức tư duy “lấy công làm lãi”, quá trình sản xuất chưa gắn chặt với thị trường, vẫn còn tình trạng “được mùa rớt giá”, chưa chấm dứt “giải cứu” nông sản dư thừa, xuất khẩu gặp khó khăn khi có nhiều biện pháp kỹ thuật, tổ chức sản xuất vẫn chưa triển khai đồng bộ, quy mô lớn. Nghĩa là, nền nông nghiệp vẫn ở trong trạng thái thụ động trước biến động thị trường và điều chỉnh chính sách của các nước. Rủi ro khi đầu tư vào nông nghiệp khá cao.
Điều này cho thấy tư duy chủ yếu “lấy công làm lãi” không còn phù hợp, gây lãng phí nguồn lực phát triển, như đất đai, nguồn nước, phân bón, thuốc trừ sâu và lao động. Đồng thời, việc tổ chức sản xuất nông nghiệp vẫn còn mang tính phân tán, phụ thuộc đáng kể vào tác động tự nhiên, mang tính mùa vụ, thiếu kết nối chặt chẽ theo chuỗi dẫn đến tình trạng “bấp bênh” khá cao. Công tác dự báo thị trường thiếu chuyên nghiệp, đầu tư khoa học - công nghệ khiêm tốn, cơ chế giảm thiểu tác động bất lợi và tận dụng tác động có lợi của thị trường còn yếu… Tất cả khía cạnh đó đòi hỏi đổi mới tư duy phát triển, chuyển sang tư duy kinh tế nông nghiệp có tính chuyên nghiệp hóa cao, đổi mới sáng tạo và bền vững.
Thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp nhằm phục vụ mục tiêu phát triển lâu dài, bền vững trong nền kinh tế thị trường. Động lực cung, cầu trong nước và ngoài nước trực tiếp tác động đến huy động và phân bổ nguồn lực phát triển toàn ngành. Một nền nông nghiệp phát triển được tổ chức khoa học, hiệu quả gắn với nhu cầu thị trường về quy mô, cơ cấu và mối quan hệ kết nối với các ngành còn lại. Đặc biệt, nền nông nghiệp được phát triển liên tục theo sự thay đổi nhu cầu và phạm vi mở rộng của thị trường, gắn với quá trình chuyển hóa nguồn lực thành giá trị thị trường theo quy luật kinh tế, giảm thiểu tuân theo thói quen, kinh nghiệm hoặc quyết định chủ quan, duy ý chí. Nhu cầu thị trường được mở rộng, lượng giá trị sáng tạo và tích lũy càng lớn.
Kinh tế nông nghiệp khắc phục tối đa tính mùa vụ, rủi ro nông nghiệp bằng chính sách, cơ chế điều hành, như chính sách trợ cấp, thu mua, dự trữ, bảo hiểm nông nghiệp hay đầu tư nghiên cứu và phát triển. Nông sản được đầu tư chế biến để bảo đảm giá trị gia tăng cao nhất, giàu chất dinh dưỡng, đáp ứng nhu cầu đa dạng với chất lượng ngày càng cao của người tiêu dùng. Các kỹ thuật marketing được phát triển cùng với kỹ thuật phát triển thương hiệu mạnh, mạng lưới bán hàng quy mô lớn, phạm vi rộng, đáp ứng kịp thời nhu cầu khách hàng. Nói cách khác, đây là quá trình giá trị hóa các loại nguồn lực và tài sản trong nông nghiệp hay loại bỏ tính hiện vật do trình độ phát triển thị trường thấp của nông nghiệp so với công nghiệp, vì quá trình chuyên nghiệp hóa các loại kỹ thuật tổ chức thực hiện giá trị, tổ chức mô hình kinh doanh hiệu quả, chi phí thấp, tận dụng công nghệ trong nông nghiệp và tiến bộ tổ chức thị trường với mọi loại quy mô. Đây là cách thức tổ chức nông nghiệp theo quy mô công nghiệp. Đơn vị là hộ gia đình quy mô lớn, tổ, đội sản xuất chuyên nghiệp, doanh nghiệp quy mô lớn và tiêu thụ nông sản khối lượng lớn.
Kinh tế nông nghiệp có nội dung là chuỗi giá trị nông sản hoàn chỉnh. Các khâu trong chuỗi được đánh giá đúng vị trí, vai trò và kết nối chặt chẽ theo nguyên tắc lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ. Giá trị mới sáng tạo bởi từng tác nhân được tối đa hóa và rủi ro được tối thiểu hóa. Hơn nữa, trong điều kiện phát triển bền vững, kinh tế nông nghiệp được tổ chức theo tiêu chuẩn bền vững và tuân thủ cam kết quốc tế giảm phát thải ròng về 0 đến năm 2050. Đây là đặc trưng của kinh tế nông nghiệp hiện đại, không bị động trước tự nhiên, không chịu chấp nhận tác động tiêu cực của thị trường và chủ động, tích cực tuân thủ cam kết quốc tế.
Từ những phân tích trên, có thể tổng hợp một số điểm khác cơ bản giữa sản xuất nông nghiệp “lấy công làm lãi” và kinh tế nông nghiệp như sau:
Từ những điểm khác cơ bản giữa sản xuất nông nghiệp “lấy công làm lãi” và kinh tế nông nghiệp cho thấy, sự chuyển dịch trạng thái phát triển nông nghiệp từ trạng thái trước sang trạng thái sau là quá trình chuyển dịch từ trạng thái phát triển truyền thống, dựa vào thói quen, thiếu linh hoạt sang trạng thái phát triển hiện đại dựa vào tiến bộ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, cũng như hướng tới nông nghiệp bền vững, văn minh. Đây cũng là xu hướng phát triển chung của nông nghiệp ở các nước có nền kinh tế thị trường, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và chuyển đổi mô hình tăng trưởng.
THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH TRẠNG THÁI PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
Trước đổi mới (năm 1986), nền nông nghiệp Việt Nam mang nặng tính manh mún, quy mô nhỏ, quá trình tích lũy nội bộ thấp. Một mặt, kỹ thuật sản xuất lạc hậu, phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên; mặt khác, cơ chế quản lý tập trung mệnh lệnh hầu như thủ tiêu hoàn toàn chức năng thị trường. Trong giai đoạn này, nền nông nghiệp chỉ đáp ứng nhu cầu tồn tại, nghĩa là nhằm giải quyết tình trạng thiếu ăn của người dân. Nông sản là mặt hàng cầu ít co giãn theo giá cho nên khó có thể giảm giá để kích cầu. Khi nông sản rơi vào tình trạng giảm giá mạnh cũng có nghĩa thiệt hại kinh tế của nông nghiệp tăng lên, rủi ro gia tăng.
Sau đổi mới, đặc biệt sau khi áp dụng chính sách khoán, nền nông nghiệp có sự thay đổi, sản lượng nông sản tăng lên đáng kể. Trong giai đoạn từ khi thực hiện chính sách khoán đến năm 2021, nền nông nghiệp có bước phát triển mạnh thể hiện ở nông sản đáp ứng đủ nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Việt Nam trong nhiều năm thuộc nhóm 3 nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới. Các mặt hàng khác, như cà phê, hồ tiêu, thủy sản cũng có vị trí quan trọng trên thị trường thế giới.
Trong giai đoạn 1995-2023, trị giá xuất khẩu hàng nông sản tăng lớn nhất từ trên 1,7 tỷ USD năm 1995 lên khoảng 28,15 tỷ USD năm 2023. Mặt hàng thủy sản có con số tương ứng là 621 triệu USD và 9,2 tỷ USD. Đối với hàng lâm sản, con số này tương ứng là 154 triệu USD và 14,39 tỷ USD.
Điều này cho thấy sản xuất nông nghiệp có tiến bộ lớn. Tuy nhiên, nông sản Việt Nam vẫn rơi vào tình trạng “được mùa mất giá” và nông sản phụ thuộc nhiều vào khả năng nhập khẩu, cho nên tình trạng dư thừa nông sản vẫn xảy ra và cần sự giải cứu gần như hằng năm.
Nhiều biện pháp kỹ thuật và phi kỹ thuật được quy định trong các cam kết của hiệp định thương mại tự do đòi hỏi đầu tư nhiều hơn vào đáp ứng các loại rào cản này. Các quy định như thẻ vàng thủy sản xuất khẩu sang Liên minh châu Âu (IUU - đánh bắt bất hợp pháp, không đúng quy định và không báo cáo), các biện pháp tự vệ, yêu cầu tiêu chuẩn kỹ thuật - vệ sinh xuất khẩu hoa quả sang Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ,… hay quy định gạo hữu cơ xuất khẩu sang Liên minh châu Âu (EU) càng cho thấy tính đa dạng của hàng rào kỹ thuật và việc có thêm các hàng rào kỹ thuật mới chưa có dấu hiệu dừng lại. Việc đáp ứng đầy đủ và nghiêm túc quy định nhập khẩu của các nước, mặc dù làm tăng chi phí xuất khẩu, song giá xuất khẩu thu được cao hơn, lợi nhuận thỏa đáng. Sự kết nối theo chuỗi giá trị còn bảo đảm tính ổn định của các khâu trong chuỗi, loại bỏ triệt để rủi ro do đứt gãy chuỗi. Đây là cách thức góp phần tổ chức lại cơ cấu chuỗi giá trị toàn ngành, theo đó, phân bổ lại nguồn lực, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Những thành công trên đây cho thấy tư duy kinh tế nông nghiệp tạo khả năng hình thành nền nông nghiệp hiện đại, có khả năng sản xuất quy mô công nghiệp, nông sản chất lượng cao, năng suất lớn và có khả năng phát triển sâu thị trường trong nước cùng với mở rộng đáng kể thị trường ngoài nước. Mô hình tổ chức vận hành hiệu quả nhất là hợp tác xã kiểu mới, trang trại và doanh nghiệp, tập đoàn kinh doanh được phát triển. Thực trạng này cho thấy tư duy kinh tế nông nghiệp là sự lựa chọn chiến lược trong phát triển.
Chế biến thanh long sấy khô xuất khẩu. (Nguồn: Tô Thành Long/ nhiepanhdoisong.vn)
MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY CHUYỂN DỊCH TRẠNG THÁI
Hầu hết các nước theo nền kinh tế thị trường đều phát triển nông nghiệp theo mô hình kinh tế nông nghiệp, theo đó, nền nông nghiệp phát triển dưới tác động của động lực trực tiếp và lâu dài là cung - cầu thị trường. Nhà nước chỉ đóng vai trò hỗ trợ phát triển thông qua các công cụ phù hợp. Cơ cấu nội bộ ngành được xây dựng khoa học và chuỗi giá trị từng loại hàng được phát triển.
Việc chuyển dịch tư duy đồng bộ, kịp thời góp phần huy động hiệu quả và phát huy nguồn lực phát triển tối ưu, loại bỏ được tình trạng đầu tư kém hiệu quả hay tình trạng lãng phí. Đây là phương thức phát triển nông nghiệp phù hợp với xu hướng chung của ngành trên toàn cầu. Chính vì vậy, thời gian tới cần làm tốt các vấn đề sau:
Thứ nhất, tăng cường thông tin, tuyên truyền để nâng cao nhận thức trong phát triển nông nghiệp, từ đó, xây dựng kế hoạch hành động hợp lý và bao trùm từ nhà hoạch định chính sách đến doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình và từng nông dân. Cần có các chương trình truyền thông hiệu quả, như hội thảo khoa học, hội chợ, triển lãm, diễn đàn, tập huấn, phong trào, phương tiện thông tin đại chúng về chuyển đổi mô hình phát triển nông nghiệp theo hướng kinh tế nông nghiệp. Đầu tư xây dựng các mô hình tổ chức kinh tế nông nghiệp theo hướng khoa học dựa trên các tiến bộ công nghệ, thành tựu phát triển nông nghiệp và khoa học quản trị hiệu quả cao để làm thành mô hình tổ chức điển hình tạo sức lan tỏa ảnh hưởng đến nhận thức và hành động của ngành, doanh nghiệp, cộng đồng, hợp tác xã, hộ gia đình và người nông dân..
Thứ hai, cần coi trọng chuyển dịch cơ cấu nội ngành để phát huy triệt để lợi thế so sánh của ngành, hình thành cơ cấu ngành mới, hiệu quả cao. Có cơ chế xây dựng cơ cấu ngành theo hướng có các ngành nền tảng chi phí thấp, như sản xuất thiết bị, vật tư nông nghiệp, công nghệ số nông nghiệp, công nghệ sinh học, chế biến nông sản. Lấy xu hướng vận động của thị trường trong nước và toàn cầu làm động lực điều chỉnh cơ cấu nội ngành. Xu hướng tiêu dùng nông sản xanh, sạch, chất lượng cao, giàu chất dinh dưỡng và phát thải ròng thấp, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả nguồn lực đất đai, lao động, năng lượng là phương tiện để chuyển dịch cơ cấu hiệu quả. Xây dựng mô hình kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp dựa trên mối quan hệ nội ngành và quan hệ giữa nông nghiệp với công nghiệp, giảm thiểu sự lãng phí các nguồn lực và tăng giá trị toàn ngành.
Thứ ba, xây dựng các chuỗi giá trị nông nghiệp theo hướng tối đa hóa lợi ích từng tác nhân trong chuỗi và lợi ích cả chuỗi. Chuỗi giá trị này cần lấy các doanh nghiệp Việt Nam làm tác nhân đầu nguồn với những thế mạnh về năng lực đáng kể trong cung ứng nguồn hàng quy mô lớn, chất lượng cao, tuân thủ đầy đủ các tiêu chuẩn vệ sinh, an toàn thực phẩm và kiểm dịch động, thực vật, tiêu chuẩn chuỗi cung ứng xanh và bền vững, bảo đảm khả năng chi phối hoặc gây ảnh hưởng cả chuỗi. Đồng thời, cần xây dựng hệ thống phân phối ổn định đến cả thị trường trong nước và ngoài nước với mạng lưới tiêu thụ kịp thời, phạm vi rộng, bảo vệ lợi ích của cả chuỗi. Bên cạnh các kênh tiêu thụ truyền thống, cần đầu tư phát triển các nền tảng, ứng dụng và quy trình tiêu thụ trực tuyến, phát triển các loại kênh tiêu thụ mới, các sàn giao dịch hiện đại, kết nối quốc tế, được bảo hiểm rủi ro cao nhất.
Thứ tư, hoàn thiện thể chế phát triển kinh tế nông nghiệp trong điều kiện mới với các tiêu chuẩn phát triển bền vững, phát triển bao trùm, thích ứng biến đổi khí hậu, xây dựng hệ sinh thái vận hành để giảm phát thải ròng về 0 vào năm 2050. Trước hết, các luật liên quan đến phát triển thị trường các yếu tố đầu vào kinh tế nông nghiệp, như đất đai, lao động, vốn, công nghệ, dịch vụ nông nghiệp cần được hoàn thiện để tạo tiền đề phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng lấy điều tiết thị trường làm chỗ dựa cơ bản. Đồng thời, cần bảo đảm tính minh bạch cao của môi trường kinh doanh, giảm thiểu rào cản và chí phí, phát triển kết cấu hạ tầng nông nghiệp đồng bộ, hình thành các vùng nông sản công nghệ cao, bền vững, có khả năng lan tỏa cả trong nước và ngoài nước. Đồng thời, cần đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao trong nông nghiệp có đủ năng lực phát huy thế mạnh của nền nông nghiệp đất nước theo tư duy kinh tế nông nghiệp như các nhà nông học hàng đầu, chuyên gia công nghệ nông nghiệp, kỹ sư trình độ cao và đội ngũ lao động chuyên nghiệp./.
Trường Đại học Kinh tế quốc dân
Cần đổi mới tư duy phát triển nông nghiệp
Kể từ khi tiến hành đổi mới toàn diện năm 1986, nông nghiệp Việt Nam chuyển hướng quan trọng với chủ trương đổi mới cơ chế quản lý trong các hợp tác xã nông nghiệp, phát huy triệt để vai trò chủ động của hộ nông dân. Nhờ đó, các nguồn lực phát triển nông nghiệp được huy động, quy mô và đóng góp của ngành vào nền kinh tế tăng lên, cơ cấu thay đổi quan trọng mặc dù tỷ trọng nông nghiệp trong cơ cấu có xu hướng giảm.
Bên cạnh sự chuyển hướng quan trọng về thể chế, góp phần giải phóng nguồn lực, nền nông nghiệp vẫn nặng về sản xuất theo phương thức tư duy “lấy công làm lãi”, quá trình sản xuất chưa gắn chặt với thị trường, vẫn còn tình trạng “được mùa rớt giá”, chưa chấm dứt “giải cứu” nông sản dư thừa, xuất khẩu gặp khó khăn khi có nhiều biện pháp kỹ thuật, tổ chức sản xuất vẫn chưa triển khai đồng bộ, quy mô lớn. Nghĩa là, nền nông nghiệp vẫn ở trong trạng thái thụ động trước biến động thị trường và điều chỉnh chính sách của các nước. Rủi ro khi đầu tư vào nông nghiệp khá cao.
Điều này cho thấy tư duy chủ yếu “lấy công làm lãi” không còn phù hợp, gây lãng phí nguồn lực phát triển, như đất đai, nguồn nước, phân bón, thuốc trừ sâu và lao động. Đồng thời, việc tổ chức sản xuất nông nghiệp vẫn còn mang tính phân tán, phụ thuộc đáng kể vào tác động tự nhiên, mang tính mùa vụ, thiếu kết nối chặt chẽ theo chuỗi dẫn đến tình trạng “bấp bênh” khá cao. Công tác dự báo thị trường thiếu chuyên nghiệp, đầu tư khoa học - công nghệ khiêm tốn, cơ chế giảm thiểu tác động bất lợi và tận dụng tác động có lợi của thị trường còn yếu… Tất cả khía cạnh đó đòi hỏi đổi mới tư duy phát triển, chuyển sang tư duy kinh tế nông nghiệp có tính chuyên nghiệp hóa cao, đổi mới sáng tạo và bền vững.
Thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp nhằm phục vụ mục tiêu phát triển lâu dài, bền vững trong nền kinh tế thị trường. Động lực cung, cầu trong nước và ngoài nước trực tiếp tác động đến huy động và phân bổ nguồn lực phát triển toàn ngành. Một nền nông nghiệp phát triển được tổ chức khoa học, hiệu quả gắn với nhu cầu thị trường về quy mô, cơ cấu và mối quan hệ kết nối với các ngành còn lại. Đặc biệt, nền nông nghiệp được phát triển liên tục theo sự thay đổi nhu cầu và phạm vi mở rộng của thị trường, gắn với quá trình chuyển hóa nguồn lực thành giá trị thị trường theo quy luật kinh tế, giảm thiểu tuân theo thói quen, kinh nghiệm hoặc quyết định chủ quan, duy ý chí. Nhu cầu thị trường được mở rộng, lượng giá trị sáng tạo và tích lũy càng lớn.
Kinh tế nông nghiệp khắc phục tối đa tính mùa vụ, rủi ro nông nghiệp bằng chính sách, cơ chế điều hành, như chính sách trợ cấp, thu mua, dự trữ, bảo hiểm nông nghiệp hay đầu tư nghiên cứu và phát triển. Nông sản được đầu tư chế biến để bảo đảm giá trị gia tăng cao nhất, giàu chất dinh dưỡng, đáp ứng nhu cầu đa dạng với chất lượng ngày càng cao của người tiêu dùng. Các kỹ thuật marketing được phát triển cùng với kỹ thuật phát triển thương hiệu mạnh, mạng lưới bán hàng quy mô lớn, phạm vi rộng, đáp ứng kịp thời nhu cầu khách hàng. Nói cách khác, đây là quá trình giá trị hóa các loại nguồn lực và tài sản trong nông nghiệp hay loại bỏ tính hiện vật do trình độ phát triển thị trường thấp của nông nghiệp so với công nghiệp, vì quá trình chuyên nghiệp hóa các loại kỹ thuật tổ chức thực hiện giá trị, tổ chức mô hình kinh doanh hiệu quả, chi phí thấp, tận dụng công nghệ trong nông nghiệp và tiến bộ tổ chức thị trường với mọi loại quy mô. Đây là cách thức tổ chức nông nghiệp theo quy mô công nghiệp. Đơn vị là hộ gia đình quy mô lớn, tổ, đội sản xuất chuyên nghiệp, doanh nghiệp quy mô lớn và tiêu thụ nông sản khối lượng lớn.
Kinh tế nông nghiệp có nội dung là chuỗi giá trị nông sản hoàn chỉnh. Các khâu trong chuỗi được đánh giá đúng vị trí, vai trò và kết nối chặt chẽ theo nguyên tắc lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ. Giá trị mới sáng tạo bởi từng tác nhân được tối đa hóa và rủi ro được tối thiểu hóa. Hơn nữa, trong điều kiện phát triển bền vững, kinh tế nông nghiệp được tổ chức theo tiêu chuẩn bền vững và tuân thủ cam kết quốc tế giảm phát thải ròng về 0 đến năm 2050. Đây là đặc trưng của kinh tế nông nghiệp hiện đại, không bị động trước tự nhiên, không chịu chấp nhận tác động tiêu cực của thị trường và chủ động, tích cực tuân thủ cam kết quốc tế.
Từ những phân tích trên, có thể tổng hợp một số điểm khác cơ bản giữa sản xuất nông nghiệp “lấy công làm lãi” và kinh tế nông nghiệp ở bảng 1.
Từ những điểm khác cơ bản giữa sản xuất nông nghiệp “lấy công làm lãi” và kinh tế nông nghiệp cho thấy, sự chuyển dịch trạng thái phát triển nông nghiệp từ trạng thái trước sang trạng thái sau là quá trình chuyển dịch từ trạng thái phát triển truyền thống, dựa vào thói quen, thiếu linh hoạt sang trạng thái phát triển hiện đại dựa vào tiến bộ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, cũng như hướng tới nông nghiệp bền vững, văn minh. Đây cũng là xu hướng phát triển chung của nông nghiệp ở các nước có nền kinh tế thị trường, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và chuyển đổi mô hình tăng trưởng.
Thực trạng chuyển dịch trạng thái phát triển nông nghiệp Việt Nam
Trước đổi mới (năm 1986), nền nông nghiệp Việt Nam mang nặng tính manh mún, quy mô nhỏ, quá trình tích lũy nội bộ thấp. Một mặt, kỹ thuật sản xuất lạc hậu, phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên; mặt khác, cơ chế quản lý tập trung mệnh lệnh hầu như thủ tiêu hoàn toàn chức năng thị trường. Trong giai đoạn này, nền nông nghiệp chỉ đáp ứng nhu cầu tồn tại, nghĩa là nhằm giải quyết tình trạng thiếu ăn của người dân. Nông sản là mặt hàng cầu ít co giãn theo giá cho nên khó có thể giảm giá để kích cầu. Khi nông sản rơi vào tình trạng giảm giá mạnh cũng có nghĩa thiệt hại kinh tế của nông nghiệp tăng lên, rủi ro gia tăng.
Sau đổi mới, đặc biệt sau khi áp dụng chính sách khoán, nền nông nghiệp có sự thay đổi, sản lượng nông sản tăng lên đáng kể. Trong giai đoạn từ khi thực hiện chính sách khoán đến năm 2021, nền nông nghiệp có bước phát triển mạnh thể hiện ở nông sản đáp ứng đủ nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Việt Nam trong nhiều năm thuộc nhóm 3 nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới. Các mặt hàng khác, như cà phê, hồ tiêu, thủy sản cũng có vị trí quan trọng trên thị trường thế giới.
Trong giai đoạn 1995 - 2023, trị giá xuất khẩu hàng nông sản tăng lớn nhất từ trên 1,7 tỷ USD năm 1995 lên khoảng 28,15 tỷ USD năm 2023. Mặt hàng thủy sản có con số tương ứng là 621 triệu USD và 9,2 tỷ USD. Đối với hàng lâm sản, con số này tương ứng là 154 triệu USD và 14,39 tỷ USD.
Điều này cho thấy sản xuất nông nghiệp có tiến bộ lớn. Tuy nhiên, nông sản Việt Nam vẫn rơi vào tình trạng “được mùa mất giá” và nông sản phụ thuộc nhiều vào khả năng nhập khẩu, cho nên tình trạng dư thừa nông sản vẫn xảy ra và cần sự giải cứu gần như hằng năm.
Nhiều biện pháp kỹ thuật và phi kỹ thuật được quy định trong các cam kết của hiệp định thương mại tự do đòi hỏi đầu tư nhiều hơn vào đáp ứng các loại rào cản này. Các quy định như thẻ vàng thủy sản xuất khẩu sang Liên minh châu Âu (IUU - đánh bắt bất hợp pháp, không đúng quy định và không báo cáo), các biện pháp tự vệ, yêu cầu tiêu chuẩn kỹ thuật - vệ sinh xuất khẩu hoa quả sang Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ,… hay quy định gạo hữu cơ xuất khẩu sang Liên minh châu Âu (EU) càng cho thấy tính đa dạng của hàng rào kỹ thuật và việc có thêm các hàng rào kỹ thuật mới chưa có dấu hiệu dừng lại. Việc đáp ứng đầy đủ và nghiêm túc quy định nhập khẩu của các nước, mặc dù làm tăng chi phí xuất khẩu, song giá xuất khẩu thu được cao hơn, lợi nhuận thỏa đáng. Sự kết nối theo chuỗi giá trị còn bảo đảm tính ổn định của các khâu trong chuỗi, loại bỏ triệt để rủi ro do đứt gãy chuỗi. Đây là cách thức góp phần tổ chức lại cơ cấu chuỗi giá trị toàn ngành, theo đó, phân bổ lại nguồn lực, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Những thành công trên đây cho thấy tư duy kinh tế nông nghiệp tạo khả năng hình thành nền nông nghiệp hiện đại, có khả năng sản xuất quy mô công nghiệp, nông sản chất lượng cao, năng suất lớn và có khả năng phát triển sâu thị trường trong nước cùng với mở rộng đáng kể thị trường ngoài nước. Mô hình tổ chức vận hành hiệu quả nhất là hợp tác xã kiểu mới, trang trại và doanh nghiệp, tập đoàn kinh doanh được phát triển. Thực trạng này cho thấy tư duy kinh tế nông nghiệp là sự lựa chọn chiến lược trong phát triển.
Một số giải pháp thúc đẩy chuyển dịch trạng thái
Hầu hết các nước theo nền kinh tế thị trường đều phát triển nông nghiệp theo mô hình kinh tế nông nghiệp, theo đó, nền nông nghiệp phát triển dưới tác động của động lực trực tiếp và lâu dài là cung - cầu thị trường. Nhà nước chỉ đóng vai trò hỗ trợ phát triển thông qua các công cụ phù hợp. Cơ cấu nội bộ ngành được xây dựng khoa học và chuỗi giá trị từng loại hàng được phát triển.
Việc chuyển dịch tư duy đồng bộ, kịp thời góp phần huy động hiệu quả và phát huy nguồn lực phát triển tối ưu, loại bỏ được tình trạng đầu tư kém hiệu quả hay tình trạng lãng phí. Đây là phương thức phát triển nông nghiệp phù hợp với xu hướng chung của ngành trên toàn cầu. Chính vì vậy, thời gian tới cần làm tốt các vấn đề sau:
Thứ nhất, tăng cường thông tin, tuyên truyền để nâng cao nhận thức trong phát triển nông nghiệp, từ đó, xây dựng kế hoạch hành động hợp lý và bao trùm từ nhà hoạch định chính sách đến doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình và từng nông dân. Cần có các chương trình truyền thông hiệu quả, như hội thảo khoa học, hội chợ, triển lãm, diễn đàn, tập huấn, phong trào, phương tiện thông tin đại chúng về chuyển đổi mô hình phát triển nông nghiệp theo hướng kinh tế nông nghiệp. Đầu tư xây dựng các mô hình tổ chức kinh tế nông nghiệp theo hướng khoa học dựa trên các tiến bộ công nghệ, thành tựu phát triển nông nghiệp và khoa học quản trị hiệu quả cao để làm thành mô hình tổ chức điển hình tạo sức lan tỏa ảnh hưởng đến nhận thức và hành động của ngành, doanh nghiệp, cộng đồng, hợp tác xã, hộ gia đình và người nông dân..
Thứ hai, cần coi trọng chuyển dịch cơ cấu nội ngành để phát huy triệt để lợi thế so sánh của ngành, hình thành cơ cấu ngành mới, hiệu quả cao. Có cơ chế xây dựng cơ cấu ngành theo hướng có các ngành nền tảng chi phí thấp, như sản xuất thiết bị, vật tư nông nghiệp, công nghệ số nông nghiệp, công nghệ sinh học, chế biến nông sản. Lấy xu hướng vận động của thị trường trong nước và toàn cầu làm động lực điều chỉnh cơ cấu nội ngành. Xu hướng tiêu dùng nông sản xanh, sạch, chất lượng cao, giàu chất dinh dưỡng và phát thải ròng thấp, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả nguồn lực đất đai, lao động, năng lượng là phương tiện để chuyển dịch cơ cấu hiệu quả. Xây dựng mô hình kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp dựa trên mối quan hệ nội ngành và quan hệ giữa nông nghiệp với công nghiệp, giảm thiểu sự lãng phí các nguồn lực và tăng giá trị toàn ngành.
Thứ ba, xây dựng các chuỗi giá trị nông nghiệp theo hướng tối đa hóa lợi ích từng tác nhân trong chuỗi và lợi ích cả chuỗi. Chuỗi giá trị này cần lấy các doanh nghiệp Việt Nam làm tác nhân đầu nguồn với những thế mạnh về năng lực đáng kể trong cung ứng nguồn hàng quy mô lớn, chất lượng cao, tuân thủ đầy đủ các tiêu chuẩn vệ sinh, an toàn thực phẩm và kiểm dịch động, thực vật, tiêu chuẩn chuỗi cung ứng xanh và bền vững, bảo đảm khả năng chi phối hoặc gây ảnh hưởng cả chuỗi. Đồng thời, cần xây dựng hệ thống phân phối ổn định đến cả thị trường trong nước và ngoài nước với mạng lưới tiêu thụ kịp thời, phạm vi rộng, bảo vệ lợi ích của cả chuỗi. Bên cạnh các kênh tiêu thụ truyền thống, cần đầu tư phát triển các nền tảng, ứng dụng và quy trình tiêu thụ trực tuyến, phát triển các loại kênh tiêu thụ mới, các sàn giao dịch hiện đại, kết nối quốc tế, được bảo hiểm rủi ro cao nhất.
Thứ tư, hoàn thiện thể chế phát triển kinh tế nông nghiệp trong điều kiện mới với các tiêu chuẩn phát triển bền vững, phát triển bao trùm, thích ứng biến đổi khí hậu, xây dựng hệ sinh thái vận hành để giảm phát thải ròng về 0 vào năm 2050. Trước hết, các luật liên quan đến phát triển thị trường các yếu tố đầu vào kinh tế nông nghiệp, như đất đai, lao động, vốn, công nghệ, dịch vụ nông nghiệp cần được hoàn thiện để tạo tiền đề phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng lấy điều tiết thị trường làm chỗ dựa cơ bản. Đồng thời, cần bảo đảm tính minh bạch cao của môi trường kinh doanh, giảm thiểu rào cản và chí phí, phát triển kết cấu hạ tầng nông nghiệp đồng bộ, hình thành các vùng nông sản công nghệ cao, bền vững, có khả năng lan tỏa cả trong nước và ngoài nước. Đồng thời, cần đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao trong nông nghiệp có đủ năng lực phát huy thế mạnh của nền nông nghiệp đất nước theo tư duy kinh tế nông nghiệp như các nhà nông học hàng đầu, chuyên gia công nghệ nông nghiệp, kỹ sư trình độ cao và đội ngũ lao động chuyên nghiệp./.
Trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, nông nghiệp được xem là một ngành sản xuất cơ bản đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế của hầu hết các quốc gia, đặc biệt là các quốc gia đang trong quá trình phát triển. Ngay cả trong những quốc gia có nền công nghiệp phát triển cao, mặc dù tỷ trọng của nông nghiệp trong GDP không cao, sản lượng nông sản của họ vẫn đáng kể và không ngừng tăng lên. Điều này bảo đảm rằng, họ có đủ nguồn cung cấp lương thực và thực phẩm cần thiết để đáp ứng nhu cầu sống của dân số và duy trì sự phát triển kinh tế – xã hội của quốc gia.
Ở Việt Nam, ngành Nông nghiệp đã đạt được sự tiến bộ đáng kể từ thời kỳ đổi mới cho đến nay. Trong bối cảnh dân số thế giới đang gia tăng nhanh chóng và xuất hiện những thách thức do dịch bệnh và xung đột vũ trang…, vai trò của ngành Nông nghiệp ngày càng trở nên quan trọng. Tuy nhiên, trong thời đại của cách mạng công nghiệp 4.0, sản phẩm nông nghiệp phải đáp ứng các yêu cầu khắt khe của thị trường, phải bảo đảm chất lượng về vệ sinh và giá cả hợp lý. Điều này đòi hỏi một chiến lược phát triển bền vững để thay đổi tình hình nông nghiệp tại Việt Nam, trong đó, cần có nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực Nông nghiệp.
Các khái niệm liên quan đến nông nghiệp công nghệ cao.
Theo Điều 3 Luật Công nghệ cao năm 2008, nông nghiệp công nghệ cao là một loại hình nông nghiệp hiện đại sử dụng các tiến bộ công nghệ mới trong quá trình sản xuất. Đây bao gồm sự áp dụng của nhiều công nghệ khác nhau như công nghiệp hóa nông nghiệp (sử dụng máy móc trong quá trình sản xuất), tự động hóa, công nghệ thông tin, công nghệ vật liệu mới, công nghệ sinh học và việc sử dụng giống cây trồng và giống vật nuôi có năng suất, chất lượng cao.
Theo khoản 1 Điều 3 Luật Công nghệ cao năm 2008, hoạt động công nghệ cao là hoạt động nghiên cứu, phát triển, tìm kiếm, chuyển giao, ứng dụng công nghệ cao; đào tạo nhân lực công nghệ cao; ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao; sản xuất sản phẩm, cung ứng dịch vụ công nghệ cao; phát triển công nghiệp công nghệ cao. Khoản 1 Điều 3 Luật Công nghệ cao năm 2008, sản phẩm công nghệ cao là sản phẩm do công nghệ tạo ra, có chất lượng, tính năng vượt trội, giá trị gia tăng cao, thân thiện môi trường. Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là việc ứng dụng công nghệ và kỹ thuật tiên tiến vào các khâu của quá trình sản xuất nông nghiệp nhằm tạo ra sản phẩm hàng hóa có năng suất, chất lượng, hiệu quả, bảo đảm an toàn thực phẩm và có khả năng cạnh tranh so với sản phẩm truyền thống.
Tại khoản 10 Điều 3 Nghị định số 55/2015/NĐ-CP, vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là vùng sản xuất nông nghiệp tập trung, ứng dụng những tiến bộ của khoa học và công nghệ vào sản xuất một loại nông sản hàng hóa.
Theo khoản 1 Điều 32 Luật Công nghệ cao năm 2008, khu nông nghiệp công nghệ cao là khu công nghệ cao tập trung hoạt động ứng dụng thành tựu nghiên cứu và công nghệ cao thực hiện nhiệm vụ chọn tạo, nhân giống cây trồng, giống vật nuôi cho năng suất, chất lượng, phòng trị bệnh cây trồng, vật nuôi; tạo ra vật tư, máy móc, thiết bị sử dụng trong nông nghiệp, bảo quản, chế biến sản phẩm nông nghiệp, phát triển doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và dịch vụ công nghệ cao phục vụ nông nghiệp. Luật Công nghệ cao năm 2008 cũng quy định rõ, khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao có 5 chức năng cơ bản: nghiên cứu ứng dụng; thử nghiệm; trình diễn công nghệ cao; đào tạo nguồn nhân lực; sản xuất sản phẩm ứng dụng công nghệ cao. Trong đó, chức năng thử nghiệm, trình diễn, sản xuất sản phẩm ứng dụng công nghệ cao là chức năng phổ biến, 2 chức năng còn lại tùy theo đặc điểm từng khu nông nghiệp..
Đặc điểm của nông nghiệp công nghệ cao.
Theo Luật Công nghệ cao năm 2008 và trong bối cảnh thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, chỉ tiêu nông nghiệp công nghệ cao bao gồm các yếu tố sau:
(1) Ưu tiên phát triển các công nghệ chính như công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới và công nghệ tự động hóa.
(2) Tạo điều kiện cho việc phát triển chọn giống, phòng trừ dịch bệnh và nâng cao hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp. Ngoài ra, cần thúc đẩy việc sản xuất thiết bị nông nghiệp, quá trình bảo quản và chế biến sản phẩm nông nghiệp sử dụng công nghệ cao.
(3) Sản phẩm nông nghiệp cần đạt chất lượng cao, năng suất tốt, giá trị gia tăng và hiệu quả kinh tế.
(4) Áp dụng các biện pháp thân thiện với môi trường và tiết kiệm năng lượng để bảo đảm sự bền vững trong sản xuất nông nghiệp và giảm tác động đến môi trường.
(5) Tạo điều kiện và đầu tư vào việc phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là đào tạo những chuyên gia có kiến thức và kỹ năng cần thiết để áp dụng công nghệ cao trong nông nghiệp.
Theo Quyết định số 66/2015/QĐ-TTg ngày 25/12/2015 của Thủ tướng Chính phủ quy định tiêu chí, thẩm quyền, trình tự, thủ tục công nhận vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, các tiêu chí xác định vùng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, gồm:
(1) Tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp theo mô hình chuỗi giá trị, trong đó tổ chức đầu mối trong vùng có thể là doanh nghiệp, hợp tác xã hoặc liên hiệp hợp tác xã hoạt động trong vùng và ký kết hợp đồng để thực hiện việc liên kết theo chuỗi giá trị trong sản xuất nông nghiệp của vùng.
(2) Sản phẩm nông nghiệp sản xuất trong vùng nên tập trung vào các nhóm sản phẩm sau: giống cây trồng, vật nuôi, giống thủy sản có năng suất, chất lượng cao và khả năng chống chịu xuất sắc; sản phẩm nông, lâm, thủy sản cần có giá trị gia tăng và hiệu quả kinh tế cao và đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế, khu vực, hoặc quốc gia (Viet GAP) về chất lượng sản phẩm.
Thực trạng phát triển nông nghiệp công nghệ cao ở Việt Nam.
Nhận thức về tầm quan trọng của nông nghiệp công nghệ cao, Chính phủ đã ban hành nhiều đề án và chương trình nhằm đẩy mạnh phát triển nông nghiệp hiện đại, bao gồm: sản xuất hàng hóa lớn, có năng suất, chất lượng cao, hiệu quả và khả năng cạnh tranh toàn cầu.
Trong lĩnh vực Nông nghiệp, Việt Nam đã tăng cường chuyển đổi cơ cấu cây trồng và áp dụng các quy trình sản xuất tiên tiến. Các biện pháp hiệu quả trong phòng, trừ sâu bệnh đã giúp tăng cả sản lượng và chất lượng của nhiều loại cây trồng có giá trị kinh tế. Đặc biệt, hơn 80% gạo xuất khẩu đã được phân loại là gạo chất lượng cao, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam đã tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 7/2021 trong bối cảnh các nhà giao dịch chú ý đến nguồn cung mới để đáp ứng nhu cầu gia tăng, trong khi lãi suất mới từ Nhật Bản đã hỗ trợ thị trường Thái Lan1.
Trong lĩnh vực lâm nghiệp, có sự phát triển đáng kể với tốc độ tăng trưởng ổn định. Ngành đã đạt được sự tự chủ về nhiều công nghệ tiên tiến và thiết lập các dây chuyền chế biến và bảo quản sản phẩm với chất lượng tương đương với sản phẩm nhập khẩu. Lĩnh vực chăn nuôi đã chứng kiến sự chuyển biến rõ rệt về tổ chức sản xuất, chăn nuôi tại trang trại, gia trại, và sự tập trung vào chuỗi giá trị khép kín. Ứng dụng khoa học – công nghệ tiên tiến cùng với công nghệ cao đã thúc đẩy phát triển nhiều mô hình chăn nuôi hữu cơ và làm cho chúng trở nên phổ biến và nhân rộng. Công nghệ chế biến thủy sản cũng được đầu tư mạnh mẽ để đáp ứng các yêu cầu của thị trường quốc tế.
Các kết quả này đã đóng góp vào sự tăng trưởng nhanh chóng của kim ngạch xuất khẩu nông sản của Việt Nam. Hết quý II/2023 có rau quả, gạo và hạt điều là những sản phẩm tăng cả khối lượng và giá trị xuất khẩu. Cụ thể: rau quả tăng 80%; gạo (tăng 22,2% về khối lượng và tăng 34,7% giá trị xuất khẩu), hạt điều (tăng 10,5% khối lượng và tăng 7,7% giá trị xuất khẩu) so với cùng kỳ năm trước. Xuất khẩu rau quả tháng 6/2023 ước tính đem về gần 0,95 tỷ USD, tăng 2,6 lần so với tháng 6/2022. Lũy kế 6 tháng đầu năm 2023, kim ngạch xuất khẩu rau quả ước đạt 2,8 tỷ USD2.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, xuất khẩu gạo trong tháng 6/2023 đem về 300 triệu USD. Lũy kế 6 tháng, xuất khẩu gạo được 4,2 triệu tấn, kim ngạch đạt 2,32 tỷ USD. Giá gạo xuất khẩu bình quân 5 tháng đầu năm 2023 ước đạt 517 USD/tấn, tăng 5,8% so với cùng kỳ năm 2022 (489 USD/tấn). Trong nửa đầu năm 2023, Phi-líp-pin là thị trường tiêu thụ gạo lớn nhất của Việt Nam với thị phần chiếm 42,4% (tăng 40,6% về khối lượng và tăng 53,4% về giá trị so với cùng kỳ năm trước). Trung Quốc nhập khẩu gạo từ Việt Nam cũng tăng 93,2% về lượng và 116% về giá trị so với cùng kỳ năm trước. Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam đang ở mức bằng và cao hơn Thái Lan, Ấn Độ. Xuất khẩu nông, lâm thủy sản đạt gần 25 tỷ USD3.
Trong việc áp dụng công nghệ cao vào nông nghiệp đóng vai trò quan trọng trong tăng năng suất, chất lượng và khả năng chống chịu với thời tiết khắc nghiệt. Các công nghệ như: nhân giống in vitro đã được áp dụng rộng rãi trong nhân giống cây lâm nghiệp, cây hoa và cây chuối, giúp giảm giá thành cây giống và sản xuất lô cây giống đồng đều và không bị bệnh. Nhiều sản phẩm sinh học đã được nghiên cứu và sử dụng trong nông nghiệp để cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng và vật nuôi, giảm nguy cơ dịch bệnh và thay thế dần thuốc hóa học.
Nông nghiệp công nghệ cao cũng giúp nông dân trở nên chủ động hơn trong sản xuất, giảm sự phụ thuộc vào thời tiết và khí hậu. Sử dụng công nghệ như: nhà kính, tưới nhỏ giọt, đèn LED, công nghệ cảm ứng, internet vạn vật, giúp người sản xuất có sự chủ động hơn trong kế hoạch sản xuất, giảm tính mùa vụ và rủi ro từ thời tiết và sâu bệnh, đồng thời đáp ứng tốt hơn nhu cầu của thị trường trong nước và quốc tế.
Thực trạng về đào tạo nguồn nhân lực cho ngành Nông nghiệp công nghệ cao ở Việt Nam.
Để xây dựng một nền nông nghiệp Việt Nam phát triển toàn diện và hiện đại, việc phát triển nguồn nhân lực nông nghiệp chất lượng cao là một yếu tố quan trọng và then chốt để tạo ra những bước tiến đột phá trong phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn, đồng thời thích ứng với yêu cầu của hội nhập quốc tế.
Thực tế đã chứng minh, nguồn nhân lực nông nghiệp chất lượng cao tại Việt Nam đã có sự phát triển đáng kể trong những năm gần đây. Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên trong quý III/2023 là 52,4 triệu người, tăng gần 100 nghìn người so với quý trước và hơn 0,5 triệu người so với cùng kỳ năm trước. So với quý trước, con số này ở khu vực thành thị và khu vực nông thôn đều tăng (tăng tương ứng là 82 nghìn người và 10,7 nghìn người), lực lượng lao động nữ giảm 253,5 nghìn người, trong khi đó lực lượng lao động nam tăng gần 346 nghìn người. Tính chung 9 tháng năm 2023, lao động từ 15 tuổi trở lên có việc làm đạt 51,2 triệu người, tăng 776,0 nghìn người so với 9 tháng năm 2022. Sự phát triển này đã đóng góp tích cực vào việc cải thiện cơ cấu, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sự cạnh tranh của các sản phẩm nông nghiệp4.
Tuy nhiên, trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, sự phát triển của nguồn nhân lực nông nghiệp chất lượng cao tại Việt Nam vẫn đối mặt với một số hạn chế và bất cập. Nhận thức về tầm quan trọng của nguồn nhân lực nông nghiệp chất lượng cao, trách nhiệm trong việc đào tạo và phát triển đối tượng này vẫn còn thiếu và cần có các chính sách đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nông nghiệp trong thời gian tới.
Nghị quyết của Hội nghị Trung ương lần thứ bảy (khóa X) đã đề ra mục tiêu đào tạo nghề nông thôn cho trên 50% lao động. Tuy nhiên, đến quý III/2023, tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng, chứng chỉ là 27,3% (tăng 0,5 điểm phần trăm so với quý trước và tăng 1,0 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước). Như vậy, tính đến quý III/2023, cả nước vẫn còn 38,1 triệu người lao động chưa qua đào tạo. Con số này cho thấy thách thức không nhỏ trong việc nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật của người lao động5. Do đó, việc xây dựng các chính sách và chương trình đào tạo cụ thể là yêu cầu rất cấp thiết trong thời gian tới. Chất lượng đào tạo nghề chưa cao và chưa đạt được sự đột phá trong việc tăng cường năng suất lao động trong ngành nông nghiệp, điều này có tác động đáng kể đến hiệu suất phát triển nông nghiệp.
Hơn nữa, theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, năng suất lao động trong khu vực nông nghiệp chỉ đạt 38,1% so với năng suất lao động của các ngành kinh tế khác6. Điều này đang dẫn đến việc lao động trong khu vực nông nghiệp kéo năng suất lao động của Việt Nam giảm so với các khu vực khác trên thế giới. Tất cả những điều này thể hiện chất lượng nguồn nhân lực nông thôn vẫn cần được nâng cao và việc đào tạo lao động nông thôn cần được tập trung vào việc cung cấp kiến thức và kỹ năng nghề cao hơn để phù hợp với nhu cầu thị trường lao động trong thời kỳ hội nhập quốc tế.
Bên cạnh đó, điều kiện cơ sở vật chất và thiết bị dạy nghề vẫn còn nghèo nàn và thiếu tính đồng bộ. Điều này dẫn đến nhiều lao động vẫn thụ động trong việc đăng ký học nghề, chọn nghề và tiếp cận khoa học – kỹ thuật cũng như cơ giới hóa để thay đổi tập quán sản xuất cũ.
Ngoài ra, vấn đề này không chỉ tồn tại tại Việt Nam mà còn là một thách thức phổ biến ở nhiều quốc gia khác. Dự báo cho tương lai, xu hướng sử dụng hàng rào kỹ thuật và các biện pháp phòng vệ thương mại để bảo vệ sản xuất trong nước đang gia tăng. Điều này đặt ra những thách thức đáng kể cho ngành Nông nghiệp của Việt Nam. Để thích ứng và phát triển trong bối cảnh hiện nay, ngành Nông nghiệp cần hướng đến một mô hình nông nghiệp thông minh, tri thức và ứng dụng công nghệ cao để tận dụng tài nguyên một cách hiệu quả, nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng và bảo đảm phát triển bền vững. Phát triển nguồn nhân lực nông nghiệp chất lượng cao vẫn là vấn đề cốt yếu trong quá trình hiện đại hóa ngành Nông nghiệp của Việt Nam.
Giai đoạn 2016 – 2021, thực hiện Nghị quyết số 19/NQ-TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập; Kế hoạch số 463/KH-BCSĐ ngày 18/6/2018 của Ban cán sự Đảng bộ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, công tác sắp xếp các cơ sở đào tạo thuộc Bộ đã được triển khai tích cực. Đến nay, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có 12 cơ sở đào tạo đại học và sau đại học (gồm 4 đại học/học viện và 8 viện nghiên cứu), 28 trường cao đẳng và 2 trường cán bộ quản lý7. Tổng số có 40 cơ sở đào tạo cấp bằng từ bậc tiến sỹ đến đến bậc sơ cấp. Các cơ sở giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp thuộc Bộ đã hình thành mạng lưới các trường, cùng với các phân hiệu bố rộng khắp tại nhiều vùng kinh tế trên cả nước. Bộ đã đầu tư xây dựng mạng lưới các trường cao đẳng chất lượng cao (gồm 8 trường chất lượng cao, tiếp cận trình độ khu vực và quốc tế). Thời gian qua, các trường đại học cũng đã chú trọng công tác quảng bá tuyển sinh, mở rộng nhiều ngành đào tạo mới, đáp ứng nhu cầu của xã hội và người học.
Những nỗ lực, kết quả trên đã đóng góp quan trọng vào việc nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, góp phần quan trọng cho việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, ứng dụng khoa học – công nghệ, nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng, đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, xây dựng nền móng đưa Việt Nam có vị trí trong số những nước xuất khẩu nông sản hàng đầu thế giới.
Trong bối cảnh phát triển nông nghiệp công nghệ cao và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, việc bảo đảm nguồn nhân lực chất lượng cao trở thành một yếu tố quan trọng. Để đáp ứng yêu cầu này, cần có sự tham gia của Nhà nước, doanh nghiệp, cơ sở đào tạo và người lao động. Các giải pháp được đề xuất bao gồm:
Thứ nhất, về phía cơ quan quản lý nhà nước. Để thúc đẩy phát triển nông nghiệp công nghệ cao và bảo đảm nguồn nhân lực chất lượng cao, Chính phủ tạo cơ chế và chính sách đặc thù để ủng hộ phát triển khoa học – công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp; khuyến khích hợp tác giữa các tổ chức và doanh nghiệp, đặc biệt là các trung tâm nghiên cứu; phát triển đội ngũ chuyên gia về nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; tạo chính sách thu hút cán bộ khoa học – công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và đánh giá chất lượng các lớp đào tạo nghề nông nghiệp; nâng cao nhận thức xã hội về vai trò của đào tạo nghề trong việc tạo việc làm, tăng thu nhập và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong nông nghiệp.
Thứ hai, về phía doanh nghiệp. Kết nối giữa nhà trường và doanh nghiệp cần tương tác đa chiều. Doanh nghiệp cần tham gia vào việc xác định chuẩn đầu ra của các chương trình đào tạo để bảo đảm rằng người học được đào tạo phù hợp với yêu cầu thực tế và sự phát triển của doanh nghiệp nông nghiệp. Cần thiết kế chính sách thu hút và giữ chân người lao động một cách hợp lý, bao gồm mức lương cạnh tranh, các phúc lợi và chế độ làm việc linh hoạt; khuyến khích sáng tạo và hợp tác trong nhân viên, tạo điều kiện cho họ đưa ra ý tưởng mới và đóng góp ý kiến; sử dụng công nghệ số trong quản trị nội bộ để nâng cao hiệu suất và hiệu quả trong hoạt động sản xuất; thực hiện dự báo nhu cầu nguồn nhân lực để bảo đảm rằng các cơ sở đào tạo liên kết có thể đáp ứng kịp thời nhu cầu về nguồn nhân lực trong nông nghiệp công nghệ cao.
Thứ ba, về phía cơ sở đào tạo. Cần tận dụng các công nghệ mới đặc thù trong lĩnh vực nông nghiệp, bao gồm công nghệ sinh học, công nghệ số, tự động hóa, cơ khí chính xác và vật liệu mới, và tích hợp chúng vào các chương trình đào tạo dài hạn. Điều này bảo đảm rằng sinh viên được trang bị kiến thức và kỹ năng cần thiết để làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao.
Thứ tư, về phía người lao động. Để thích ứng với sự phát triển của công nghệ hiện đại trong lĩnh vực nông nghiệp, người lao động cần tích lũy kỹ thuật, kỹ năng và kiến thức về công nghệ. Việc đào tạo và nâng cao kỹ năng cho họ là một quá trình không thể thiếu và cần diễn ra liên tục.
Trong bối cảnh hiện nay, việc ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp là một xu hướng không thể tránh khỏi. Đặc biệt, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã mang lại nhiều tiến bộ trong lĩnh vực công nghiệp điện tử – tin học, công nghệ sinh học và công nghệ vật liệu mới. Sự phát triển này có ứng dụng rộng rãi trong sản xuất nông nghiệp, từ quản lý nông trại đến tạo ra các giải pháp thông minh cho nông nghiệp.
Để đáp ứng được các yêu cầu và tiêu chuẩn của nền nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và nông nghiệp thông minh, việc đào tạo nguồn nhân lực có kiến thức, kỹ năng, phẩm chất và thái độ đúng là quan trọng. Nguồn nhân lực chất lượng cao này đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự công nghiệp hóa và hiện đại hóa nông nghiệp.
Để thực hiện được điều này, cần có sự hợp tác chặt chẽ giữa Nhà nước, doanh nghiệp, cơ sở đào tạo và người lao động. Mọi bên cần đóng góp để bảo đảm rằng nguồn nhân lực trong lĩnh vực nông nghiệp đáp ứng được các tiêu chuẩn và đòi hỏi của thế giới hội nhập kinh tế quốc tế.
Ngành này gồm các hoạt động gieo trồng các loại cây có chu kỳ sinh trưởng của cây không kéo dài hơn một năm.
Nhóm này gồm: Các hoạt động gieo trồng (cấy, sạ) các loại cây lúa: lúa nước, lúa cạn.
0112 - 01120: Trồng ngô và cây lương thực có hạt khác
Nhóm này gồm: Các hoạt động gieo trồng ngô và các loại cây lương thực có hạt khác như: lúa mỳ, lúa mạch, cao lương, kê.
Loại trừ: Trồng ngô cây làm thức ăn cho gia súc được phân vào nhóm 0119 (Trồng cây hàng năm khác).
0113 - 01130: Trồng cây lấy củ có chất bột
Nhóm này gồm: Các hoạt động gieo trồng các loại cây lấy củ có hàm lượng tinh bột cao như: khoai lang, khoai tây, sắn, khoai nước, khoai sọ, củ từ, dong riềng,...
Nhóm này gồm: Các hoạt động trồng cây mía để chế biến đường, mật và để ăn không qua chế biến.
0115 - 01150: Trồng cây thuốc lá, thuốc lào
Nhóm này gồm: Các hoạt động trồng cây thuốc lá, thuốc lào để cuốn thuốc lá điếu (xì gà) và để chế biến thuốc lá, thuốc lào.
Loại trừ: Hoạt động chế biến thuốc lá được phân vào nhóm 1200 (Sản xuất sản phẩm thuốc lá).
Nhóm này gồm: Các hoạt động trồng cây bông, đay, cói, gai, lanh, và cây lấy sợi khác.
0117 - 01170: Trồng cây có hạt chứa dầu
Nhóm này gồm: Các hoạt động gieo trồng các loại cây có hạt chứa dầu như cây đậu tương, cây lạc, cây vừng, cây thầu dầu, cây cải dầu, cây hoa hướng dương, cây rum, cây mù tạc và các cây có hạt chứa dầu khác.
0118: Trồng rau, đậu các loại và trồng hoa
Nhóm này gồm: Các hoạt động gieo trồng rau các loại:
- Trồng các loại rau lấy lá như: Rau cải, bắp cải, rau muống, súp lơ, cây bông cải xanh, rau diếp, măng tây, rau cúc, rau cần ta, rau cần tây và các loại rau lấy lá khác;
- Trồng các loại rau lấy quả như: Dưa hấu, dưa chuột, bí xanh, bí ngô, cà chua, cây cà, cây ớt, các loại dưa và rau có quả khác;
- Trồng các loại rau lấy củ, cả rễ, hoặc lấy thân như: Su hào, cà rốt, cây củ cải, cây hành, cây tỏi ta, cây tỏi tây, cây mùi, cây hẹ và cây lấy rễ, củ hoặc thân khác;
- Trồng cây làm gia vị được phân vào nhóm 01281 (Trồng cây gia vị lâu năm) và nhóm 01282 (Trồng cây dược liệu, hương liệu lâu năm);
- Thu nhặt hoa quả hoang dại như: Trám, nấm rừng, rau rừng, quả rừng tự nhiên... được phân vào nhóm 02320 (Thu nhặt lâm sản trừ gỗ).
- Sản xuất giống nấm được phân vào nhóm 01310 (Nhân và chăm sóc giống cây hàng năm).
Nhóm này gồm: Các hoạt động gieo trồng các loại đậu để lấy hạt như: đậu đen, đậu xanh, đậu vàng, đậu trứng quốc, đậu hà lan...
Loại trừ: Trồng cây đậu tương được phân vào nhóm 01170 (Trồng cây có hạt chứa dầu).
Nhóm này gồm: Trồng các loại cây hàng năm lấy hoa hoặc cả cành, thân, lá, rễ để phục vụ nhu cầu sinh hoạt, làm đẹp cảnh quan, môi trường, sinh hoạt văn hóa...
01191: Trồng cây gia vị hàng năm
Nhóm này gồm: Trồng các loại cây chủ yếu làm gia vị như cây ớt cay, cây gừng, cây nghệ,...
Loại trừ: Trồng cây gia vị lâu năm được phân vào nhóm 01281 (Trồng cây gia vị lâu năm)
01192: Trồng cây dược liệu, hương liệu hàng năm
Nhóm này gồm: Trồng cây để làm thuốc và sản xuất hương liệu cung cấp cho công nghiệp dược phẩm hoặc làm thuốc chữa bệnh không qua chế biến (thuốc nam, thuốc bắc) như: Cây atiso, ngải, cây bạc hà, cà gai leo, cây xạ đen, ý dĩ,... và sản xuất hương liệu.
01199: Trồng cây hàng năm khác còn lại
Nhóm này gồm: Các hoạt động trồng cây nông nghiệp hàng năm chưa được phân vào các nhóm từ 0111 đến 0119. Gồm: Các hoạt động trồng cây thức ăn gia súc như: trồng ngô cây, trồng cỏ, chăm sóc đồng cỏ tự nhiên; thả bèo nuôi lợn; trồng cây làm phân xanh (muồng muồng); trồng cây sen, v.v...
Nhóm này bao gồm các hoạt động trồng các loại cây có chu kỳ sinh trưởng nhiều hơn một năm hoặc có thời gian sinh trưởng trong một năm nhưng cho thu hoạch sản phẩm trong nhiều năm.
Nhóm này gồm: Trồng nho làm nguyên liệu sản xuất rượu nho và trồng nho ăn quả.
Loại trừ: Sản xuất rượu nho được phân vào nhóm 11020 (Sản xuất rượu vang).
01212: Trồng cây ăn quả vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới
Nhóm này gồm: Trồng cây xoài, cây chuối, cây đu đủ, cây vả, cây chà là, cây thanh long, các loại cây ăn quả vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới.
01213: Trồng cam, quýt và các loại quả có múi khác
Nhóm này gồm: Trồng cây cam, cây chanh, cây quít, cây bưởi, các loại cam, quít khác.
01214: Trồng táo, mận và các loại quả có hạt như táo
Nhóm này gồm: Trồng cây táo, cây mận, cây mơ, cây anh đào, cây lê và các loại quả có hạt như táo khác.
01215: Trồng nhãn, vải, chôm chôm
Nhóm này gồm: Trồng cây nhãn, cây vải, cây chôm chôm.
Nhóm này gồm: Trồng các loại cây ăn quả chưa được phân vào các nhóm từ 01211 đến 01215. Gồm: Trồng cây ăn quả dạng bụi và cây có quả hạnh nhân như cây có quả mọng, cây mâm xôi, cây dâu tây, cây hạt dẻ, cây óc chó,...
Loại trừ: Trồng cây điều được phân vào nhóm 01230 (Trồng cây điều).
0122 - 01220: Trồng cây lấy quả chứa dầu
Nhóm này gồm: Trồng cây dừa, cây ôliu, cây dầu cọ và cây lấy quả chứa dầu khác.
Nhóm này gồm: Các hoạt động trồng cây điều.
0124 - 01240: Trồng cây hồ tiêu
Nhóm này gồm: Các hoạt động trồng cây hồ tiêu.
Nhóm này gồm: Các hoạt động trồng cây cao su, lấy mủ và sơ chế mủ cao su khô.
Nhóm này gồm: Các hoạt động trồng cây cà phê.
Nhóm này gồm: Các hoạt động trồng cây chè.
0128: Trồng cây gia vị, cây dược liệu, cây hương liệu lâu năm
01281: Trồng cây gia vị lâu năm
Nhóm này gồm: Trồng các loại cây chủ yếu làm gia vị như cây đinh hương, cây vani,...
Loại trừ: Trồng cây hồ tiêu được phân vào nhóm 01240 (Trồng cây hồ tiêu).
01282: Trồng cây dược liệu, hương liệu lâu năm
Nhóm này gồm: Trồng cây lâu năm để làm thuốc và sản xuất hương liệu: cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp dược phẩm hoặc làm thuốc chữa bệnh không qua chế biến (thuốc nam, thuốc bắc) như: hoa nhài, hồi, ý dĩ, tam thất, sâm, sa nhân,...
Các hoạt động trồng quế, thảo quả, ... được phân vào nhóm 02103 (Trồng rừng và khai thác rừng khác).
Nhóm này gồm: Trồng các cây cảnh phục vụ nhu cầu sinh hoạt, làm đẹp cảnh quan, môi trường, sinh hoạt văn hóa.
01299: Trồng cây lâu năm khác còn lại
Nhóm này gồm: Trồng các cây lâu năm khác chưa được phân vào các nhóm từ 0121 đến 0128. Gồm các cây lâu năm như: Cây dâu tằm, cây trôm, cây cau, cây trầu không,...
013: Nhân và chăm sóc cây giống nông nghiệp
0131- 01310: Nhân và chăm sóc cây giống hàng năm
Hoạt động sản xuất hạt giống, gieo ươm các loại giống cây hàng năm như: sản xuất lúa giống; giống cây su hào, bắp cải, xúp lơ, cà chua, giống nấm...
0132- 01320: Nhân và chăm sóc cây giống lâu năm
- Hoạt động sản xuất giống cây lâu năm như giâm cành, tạo chồi, cấy ghép chồi, tạo cây con để nhân giống cây trực tiếp hoặc tạo từ các gốc ghép cành thành các chồi non để cho ra sản phẩm cuối cùng là cây giống.
- Gieo ươm, cấy ghép, cắt cành và giâm cành các loại cây cảnh.
Loại trừ: Ươm giống cây lâm nghiệp được phân vào nhóm 02104 (Ươm giống cây lâm nghiệp).
Nhóm này bao gồm tất cả hoạt động chăn nuôi các động vật (trừ thủy sản).
- Hỗ trợ giống, kiểm dịch, chăm sóc thú y được phân vào nhóm 01620 (Hoạt động dịch vụ chăn nuôi);
- Giết thịt, chế biến thịt, ngoài cơ sở chăn nuôi được phân vào nhóm 1010 (Chế biến, bảo quản thịt và các sản phẩm từ thịt);
- Sản xuất da, kéo sợi lông được phân vào nhóm 14200 (Sản xuất sản phẩm từ da lông thú).
0141: Chăn nuôi trâu, bò và sản xuất giống trâu, bò
- Chăn nuôi trâu, bò để sản xuất giống;
- Chăn nuôi trâu, bò thịt; cày kéo;
- Sản xuất sữa nguyên chất từ bò và trâu sữa;
- Chế biến sữa ngoài cơ sở chăn nuôi được phân vào nhóm 10500 (Chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa).
0142: Chăn nuôi ngựa, lừa, la và sản xuất giống ngựa, lừa
01421: Sản xuất giống ngựa, lừa
- Chăn nuôi ngựa, lừa để sản xuất giống (bao gồm cả sản xuất giống ngựa đua);
- Chăn nuôi ngựa, lừa, la để lấy thịt, cày kéo, sữa.
- Hoạt động đua ngựa được phân vào nhóm 93190 (Hoạt động thể thao khác).
0144: Chăn nuôi dê, cừu và sản xuất giống dê, cừu, hươu, nai
01441: Sản xuất giống dê, cừu, hươu, nai
- Chăn nuôi dê, cừu, hươu, nai để sản xuất giống;
- Sản xuất tinh dịch dê, cừu, hươu, nai.
01442: Chăn nuôi dê, cừu, hươu, nai
- Chăn nuôi dê, cừu, hươu, nai để lấy thịt;
- Sản xuất sữa nguyên chất từ dê và cừu sữa;
- Công việc cắt xén lông cừu trên cơ sở phí và hợp đồng được phân vào nhóm 01620 (Hoạt động dịch vụ chăn nuôi);
- Sản xuất da lông kéo thành sợi được phân vào nhóm 1010 (Chế biến, bảo quản thịt và các sản phẩm từ thịt);
- Chế biến sữa được phân vào nhóm 10500 (Chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa).
0145: Chăn nuôi lợn và sản xuất giống lợn
- Chăn nuôi lợn để sản xuất giống;
- Hoạt động kiểm dịch lợn, chăm sóc và cho bú được phân vào nhóm 06120 (Hoạt động dịch vụ chăn nuôi.
- Giết thịt, chế biến thịt lợn ngoài trang trại chăn nuôi được phân vào nhóm 1010 (Chế biến, bảo quản thịt và các sản phẩm từ thịt).
01461: Hoạt động ấp trứng và sản xuất giống gia cầm
- Hoạt động của các cơ sở ấp trứng gia cầm để lấy con giống và trứng lộn.
Nhóm này gồm: Hoạt động chăn nuôi gà lấy thịt và lấy trứng.
01463: Chăn nuôi vịt, ngan, ngỗng
Nhóm này gồm: Chăn nuôi vịt, ngan, ngỗng lấy thịt và lấy trứng.
Nhóm này gồm: Nuôi đà điểu, nuôi các loài chim cút, chim bồ câu.
- Nuôi và tạo giống các con vật nuôi trong nhà, các con vật nuôi khác kể cả các con vật cảnh (trừ cá cảnh): chó, mèo, thỏ, bò sát, côn trùng;
- Nuôi ong, nhân giống ong và sản xuất mật ong;
- Sản xuất da lông thú, da bò sát từ hoạt động chăn nuôi.
- Nuôi và thuần dưỡng thú từ các trại được phân vào nhóm 01620;
- Sản xuất da, lông của các con vật do săn bắt và đánh bẫy được phân vào nhóm 01700 (Săn bắt, đánh bẫy và hoạt động dịch vụ có liên quan);
- Trang trại nuôi ếch, nuôi cá sấu, nuôi ba ba được phân vào nhóm 03222 (Nuôi trồng thủy sản nước ngọt);
- Huấn luyện các con vật cảnh được phân vào nhóm 91030 (Hoạt động của các vườn bách thảo, bách thú và khu bảo tồn tự nhiên).
015 - 0150 - 01500: Trồng trọt, chăn nuôi hỗn hợp
Nhóm này gồm: Gieo trồng kết hợp với chăn nuôi gia súc như hoạt động chăn nuôi gia súc, gia cầm trong các đơn vị trồng trọt mà không có hoạt động nào chiếm hơn 66% giá trị sản xuất của đơn vị.
Loại trừ: Các đơn vị gieo trồng hỗn hợp hoặc chăn nuôi hỗn hợp được phân loại theo hoạt động chính của chúng (Hoạt động chính là hoạt động có giá trị sản xuất từ 66% trở lên).
016: Hoạt động dịch vụ nông nghiệp
0161 - 01610: Hoạt động dịch vụ trồng trọt
Các hoạt động được chuyên môn hóa phục vụ cho bên ngoài trên cơ sở phí hoặc hợp đồng các công việc sau:
- Phun thuốc bảo vệ thực vật, phòng chống sâu bệnh cho cây trồng, kích thích tăng trưởng, bảo hiểm cây trồng;
- Làm đất, gieo, cấy, sạ, thu hoạch;
- Kiểm soát loài sinh vật gây hại trên giống cây trồng;
- Kiểm tra hạt giống, cây giống;
- Cho thuê máy nông nghiệp có người điều khiển;
- Hoạt động tưới, tiêu nước phục vụ trồng trọt.
- Các hoạt động cho cây trồng sau thu hoạch được phân vào nhóm 01630 (Hoạt động dịch vụ sau thu hoạch);
- Hoạt động của các nhà nông học và nhà kinh tế nông nghiệp được phân vào nhóm 7490 (Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ khác chưa được phân vào đâu);
- Tổ chức trình diễn hội chợ sản phẩm nông nghiệp được phân vào nhóm 82300 (Tổ chức giới thiệu và xúc tiến thương mại);
- Kiến trúc phong cảnh được phân vào nhóm 71101 (Hoạt động kiến trúc).
0162 - 01620: Hoạt động dịch vụ chăn nuôi
Các hoạt động được chuyên môn hóa phục vụ cho bên ngoài trên cơ sở phí và hợp đồng các công việc sau:
- Hoạt động để thúc đẩy việc nhân giống; tăng trưởng và sản xuất sản phẩm động vật;
- Kiểm tra vật nuôi, chăn dắt cho ăn, thiến hoạn gia súc, gia cầm, rửa chuồng trại, lấy phân...;
- Các hoạt động liên quan đến thụ tinh nhân tạo;
- Các dịch vụ chăn thả, cho thuê đồng cỏ;
- Nuôi dưỡng và thuần dưỡng thú;
- Phân loại và lau sạch trứng gia cầm, lột da súc vật và các hoạt động có liên quan;
- Đóng móng ngựa, trông nom ngựa.
- Hoạt động chăm sóc động vật, vật nuôi, kiểm soát giết mổ động vật, khám chữa bệnh động vật, vật nuôi được phân vào nhóm 75000 (Hoạt động thú y);
- Cho thuê vật nuôi được phân vào nhóm 77309 (Cho thuê máy móc, thiết bị và đồ dùng hữu hình khác không kèm người điều khiển chưa được phân vào đâu);
- Các dịch vụ săn bắt và đánh bẫy vì mục đích thương mại được phân vào nhóm 01700 (Săn bắt, đánh bẫy và hoạt động dịch vụ có liên quan);
- Chăm sóc, nuôi các loại chim, vật nuôi làm cảnh được phân vào nhóm 91030 (Hoạt động của các vườn bách thảo, bách thú và khu bảo tồn tự nhiên);
- Hoạt động của các trường nuôi ngựa đua được phân vào nhóm 93190 (Hoạt động thể thao khác).
0163 - 01630: Hoạt động dịch vụ sau thu hoạch
- Các khâu chuẩn bị trước khi bán sản phẩm, như làm sạch, phân loại, sơ chế, phơi sấy;
- Sơ chế thô lá thuốc lá, thuốc lào;
- Khâu chuẩn bị sản xuất của nhà sản xuất nông nghiệp, hoạt động này được phân vào nhóm 011 (Trồng cây hàng năm) hoặc nhóm 012 (Trồng cây lâu năm);
- Cuốn và sấy thuốc lá được phân vào nhóm 1200 (Sản xuất sản phẩm thuốc lá);
- Các hoạt động thị trường của các thương nhân và các hợp tác xã được phân vào nhóm 461 (Đại lý, môi giới, đấu giá);
- Hoạt động bán buôn sản phẩm nông nghiệp chưa qua chế biến được phân vào nhóm 462 (Bán buôn nông, lâm sản nguyên liệu (trừ gỗ, tre, nứa) và động vật sống).
0164 - 01640: Xử lý hạt giống để nhân giống
Nhóm này gồm: Các hoạt động lựa chọn những hạt giống đủ chất lượng thông qua việc loại bỏ những hạt không đủ chất lượng bằng cách sàng lọc, chọn một cách kỹ lưỡng để loại bỏ những hạt bị sâu, những hạt giống còn non, chưa khô để bảo quản trong kho. Những hoạt động này bao gồm phơi khô, làm sạch, phân loại và bảo quản cho đến khi chúng được bán trên thị trường.
- Sản xuất hạt giống các loại được phân vào nhóm 011 (Trồng cây hàng năm) và nhóm 012 (Trồng cây lâu năm);
- Hoạt động nghiên cứu về di truyền học làm thay đổi hạt giống phát triển hoặc lai ghép giống mới được phân vào nhóm 721 (Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ trong lĩnh vực khoa học tự nhiên và kỹ thuật);
- Chế biến hạt giống để làm dầu thực vật được phân vào nhóm 10402 (Sản xuất dầu, mỡ động, thực vật).
017 - 0170 - 01700: Săn bắt, đánh bẫy và hoạt động dịch vụ có liên quan
- Bắt động vật để làm thực phẩm, lấy lông, lấy da hoặc để phục vụ cho mục đích nghiên cứu, nuôi trong sở thú hay trong gia đình;
- Sản xuất da, lông thú, da bò sát và lông chim từ các hoạt động săn bắt;
- Bắt động vật có vú ở biển như hà mã và hải cẩu;
- Hoạt động khai thác yến ở hang, xây nhà gọi yến;
- Thuần hoá thú săn được ở các vườn thú;
- Các hoạt động dịch vụ nhằm kích thích sự săn bắt và đánh bẫy để bán;
- Sản xuất lông, da thú, da bò sát, lông chim từ hoạt động chăn nuôi được phân vào nhóm 14200 (Sản xuất sản phẩm từ da lông thú);
- Đánh bắt cá voi, cá mập được phân vào nhóm 03110 (Khai thác thủy sản biển);
- Sản xuất da sống và các loại da của các lò mổ được phân vào 14200 (Sản xuất sản phẩm từ da lông thú);
- Các hoạt động dịch vụ có liên quan đến săn bắt, thể thao hoặc giải trí được phân vào nhóm 93190 (Hoạt động thể thao khác).
Giấy phép xuất bản số 110/GP - BTTTT cấp ngày 24.3.2020 © 2003-2024 Bản quyền thuộc về Báo Thanh Niên. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.
Để đưa được quả bưởi vào thị trường Hoa Kỳ, các cơ quan chức năng Việt Nam đã phải mất 5 năm đàm phán, với phía bạn với những điều kiện hết sức ngặt nghèo - Ảnh minh họa
Trong năm 2023, Bộ NN&PTNT đã đón nhiều đoàn cấp cao của Hoa Kỳ vào làm việc như đoàn Bộ trưởng Nông nghiệp Hoa Kỳ, Đại diện thương mại Hoa Kỳ (USTR), 2 Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, 2 Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, Thống đốc các bang Nebraska, California…
Mới đây nhất, ngày 11/9, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Hoàng Trung đã làm việc Hội đồng Ngũ cốc Hoa Kỳ (USGC) - một tổ chức phi lợi nhuận có tầm ảnh hưởng toàn cầu, đại diện cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu và người tiêu dùng ngũ cốc, các sản phẩm chế biến từ ngũ cốc.
Hiện nay, USGC có 28 chi nhánh trên thế giới, trong đó chi nhánh khu vực Đông Nam Á được đặt tại Việt Nam. Điều này cho thấy USGC đặt thị trường ngũ cốc Việt Nam vào trọng tâm của chiến lược phát triển thị trường Đông Nam Á. Tới đây, USGC sẽ cùng Bộ NN&PTNT hợp tác đáp ứng nhu cầu tiêu thụ nông nghiệp xanh, bền vững.
Điều này thể hiện tầm quan trọng của Việt Nam trong hợp tác nông nghiệp của Hoa Kỳ. Song song với các cuộc tiếp xúc song phương là một loạt các hoạt động trao đổi, đàm phán, phối hợp hoạt động để xây dựng lòng tin và nền tảng cho thúc đẩy hợp tác nông nghiệp mạnh mẽ hơn nữa.
Hoa Kỳ mặc dù là quốc gia sản xuất nông sản lớn nhưng đồng thời cũng là quốc gia tiêu dùng và nhập khẩu nông sản hàng đầu thế giới. Với dân số 338 triệu người, hằng năm Hoa Kỳ nhập khẩu trên 200 tỷ USD các loại nông, lâm, thủy sản để đáp ứng nhu cầu trong nước. Các sản phẩm Hoa Kỳ nhập khẩu lớn là cà phê, ca cao, rau quả tươi và chế biến, thủy sản, gỗ và sản phẩm gỗ.
Các sản phẩm nông, lâm, thủy sản xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ thường không quá nhiều về lượng nhưng giá trị mang lại luôn cao hơn nhiều thị trường khác. Thực tế, Hoa Kỳ nằm trong nhóm thị trường lớn nhất của Việt Nam nói riêng và ngành nông sản nói chung. Việt Nam xuất khẩu nông, lâm, thủy sản sang Hoa Kỳ năm 2022 đạt khoảng 13 tỷ USD, chiếm 24,4% tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản của Việt Nam ra toàn thế giới, tuy nhiên chỉ chiếm tuy nhiên chỉ chiếm khoảng 6,7% giá trị nhập khẩu nông, lâm, thủy sản của Hoa Kỳ.
Theo thống kê của Bộ N&PTNT, một số sản phẩm có kim ngạch xuất khẩu lớn sang thị trường Hoa Kỳ trong năm 2022 là: Thủy sản đạt 2,1 tỷ USD (tăng 4%), gỗ và sản phẩm gỗ đạt 8,67 tỷ USD (giảm nhẹ 1%), điều 842 triệu USD (giảm 19%). Một số sản phẩm có kim ngạch xuất khẩu vừa phải nhưng tăng trưởng xuất khẩu lớn như rau quả đạt 247 triệu USD (tăng 11,2 %), hạt tiêu 282 triệu USD (tăng 23,2%), gạo đạt 18 triệu USD (tăng 58%).
Hoa Kỳ là nước xuất khẩu thịt gia cầm lớn nhất vào Việt Nam (chiếm khoảng 34% tổng lượng thịt gia cầm nhập khẩu); xuất khẩu bò lớn thứ hai (sau Australia, chiếm khoảng 16%) và xuất khẩu thịt lợn đứng thứ 6 (chiếm khoảng 5%) trong số các nước xuất khẩu thịt gia cầm, thịt bò và thịt lợn vào Việt Nam. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đã mở cửa nhiều loại nông sản cho Hoa Kỳ như các loại quả tươi (anh đào, lê, nho, táo, cam và việt quất) và nhiều loại giống cây trồng.
Đồng thời, Hoa Kỳ cũng mở cửa cho nhiều sản phẩm của Việt Nam (gồm thanh long, nhãn, vải, chôm chôm, vú sữa, xoài và bưởi). Gần đây nhất, ngày 7/8/2023, Hoa Kỳ đã hoàn tất việc cập nhật cơ sở dữ liệu trực tuyến yêu cầu nhập khẩu hàng hóa nông nghiệp để phê duyệt việc nhập khẩu dừa tươi từ Việt Nam.
Theo ông Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế (Bộ NN&PTNT), Việt Nam cần tiếp tục ưu tiên thúc đẩy một số sản phẩm xuất khẩu có thế mạnh của Việt Nam sang Hoa Kỳ trong thời gian gần đây như gỗ và sản phẩm gỗ, thủy sản; đồng thời tích cực mở rộng thị trường, tham gia sâu hơn nữa vào chuỗi phân phối với các sản phẩm tiềm năng như cây công nghiệp, rau quả, hàng thủ công mỹ nghệ.
Tăng cường kết nối các doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng của Việt Nam với các cảng nhập khẩu, chuỗi logistics nông sản lớn, hệ thống phân phối và các hiệp hội ngành hàng Hoa Kỳ; giữa các doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng, địa phương Việt Nam trực tiếp với các địa phương có tiềm năng và nhu cầu thúc đẩy thương mại nông, lâm, thủy sản với Việt Nam.
Xoài cát Hòa Lộc đã được thị trường Hoa Kỳ ưa chuộng - Ảnh minh họa