Melde dich an, um fortzufahren.
Melde dich an, um fortzufahren.
Theo một thống kê của bộ lao động Mỹ năm 2018, có thể thấy kỹ sư Y sinh là ngành nghề hot tại quốc gia này hiện nay với mức lương trung bình khoảng 88.550 đô/năm (trung bình 42.57 đô/tiếng). Dự đoán từ năm 2016 đến 2026, nhu cầu tuyển dụng tăng lên 7% (so với năm 2016 là 21.300 vị trí).
Là ngành nghề liên quan đến sức khoẻ con người, kỹ sư y sinh có nhiều cơ hội việc làm hơn khi tốt nghiệp tại các trường đại học tại Mỹ. Bạn có thể xin làm việc một trong các tổ chức sau:
Du học tại Mỹ sẽ mở ra cho bạn cơ hội việc làm đáng mong ước khi quyết định theo đuổi nghề kỹ sư y sinh. Liên hệ với Du học EZ để được tư vấn và hỗ trợ kiến thức, hồ sơ du học tại Mỹ bạn nhé.
Kỹ thuật Y sinh là một chuyên ngành mới tại Việt Nam nhưng nó lại gắn liền với sự phát triển của nền khoa học kỹ thuật. Khi nhắc tới Kỹ thuật Y sinh là nhắc tới sự phát triển của khoa học công nghệ trong lĩnh vực Y học và Sinh học hiện nay.
Theo phân tích, đánh giá của những trang thông tin tuyển sinh đại học, ngành Kỹ thuật Y sinh có cơ hội việc làm rất đa dạng. Sinh viên sau khi tốt nghiệp ra trường có thể làm việc chung với các bác sĩ trong các nghiên cứu và tư vấn kỹ thuật, kỹ sư trong các Công ty sản xuất kinh doanh Thiết bị Y tế với công việc nghiên cứu cải tiến, chế tạo mới các thiết bị y tế phù hợp với hoàn cảnh và nhu cầu của Việt Nam. Cụ thể những công việc mà các bạn có thể lựa chọn như sau:
– Mã ngành Kỹ thuật Y sinh: 7520212
– Các tổ hợp môn xét tuyển vào ngành Kỹ thuật Y sinh:
Trang Tuyển Sinh đã cập nhật tại danh sách các trường đại học đào tạo ngành Kỹ thuật Y sinh để các bạn có thể dễ dàng tham khảo và lựa chọn.
Điểm chuẩn ngành Kỹ thuật Y sinh năm 2020 của các trường đại học dao động trong khoảng 15 – 26.5 điểm, tùy theo phương thức tuyển sinh của từng trường.
Kỹ sư y sinh là những người làm công việc nghiên cứu phát triển công nghệ và giúp cải thiện sức khỏe người dân. Hoặc bù đắp cho các khuyết tật, thậm chí góp phần quan trọng vào việc cứu sống nhiều người. Đây là sự kết hợp tuyệt vời của 4 lĩnh vực: Sinh học, Y học, Kỹ thuật và Cơ khí.
Các công việc thường thấy của một người làm kỹ sư y sinh gồm:
Nhiệm vụ quan trọng nhất của các kỹ sư y sinh là đảm bảo các thiết kế dụng cụ y sinh hoạt động tốt nhất, chính xác và an toàn. Công việc của những kỹ sư y sinh sẽ gói gọn trong vòng lặp gồm: Nghiên cứu – Phát triển – Thử nghiệm. Thông thường, một dự án như thế sẽ tiêu tốn từ vài năm đến hơn chục năm.
Chung quy, một người muốn làm công việc này trước hết phải có niềm đam mê với việc sáng chế, tạo sẽ những vật dụng có ý nghĩa, hỗ trợ cho bệnh nhân sống tốt hơn. Người làm công việc này còn phải rèn cho mình tính kiên nhẫn, khả năng làm việc độc lập và xử lý nhanh vấn đề.
Để học tập và làm những công việc có liên quan tới ngành Kỹ thuật Y sinh, các bạn sẽ cần phải có những tố chất và kỹ năng sau:
Hy vọng những thông tin cơ bản về ngành Kỹ thuật Y sinh trong bài viết trên đây sẽ phần nào giúp cho các bạn đưa ra sự lựa chọn nghề nghiệp phù hợp nhất với bản thân.
Kỹ Thuật Y Sinh (KTYS), tên tiếng Anh là Biomedical Engineering, là một lĩnh vực liên ngành đa lĩnh vực, nó ứng dụng những kỹ thuật tiên tiến như nano, micro, tế bào gốc, quang tử, điện toán đám mây, mạng kết nối vạn vật, … vào việc tạo ra các phương pháp nghiên cứu mới và các thiết bị phục vụ chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe, cũng như giúp hiểu sâu hơn về các tiến trình sinh học của con người. KTYS là sự kết hợp hài hòa giữa các kỹ thuật truyền thống như cơ khí, điện, điện tử, viễn thông, quang học, tin học, … với các ngành khoa học liên quan đến sự sống và con người (sinh học, y, dược, răng hàm mặt, nhãn khoa, …). KTYS bao gồm những chuyên ngành như Thiết Bị Y Tế, Kỹ Thuật Dược, Điện tử Y sinh, Tin học Y Sinh, Cơ khí Y Sinh, Y học tái tạo, Vật lý Y Sinh, Công nghệ Sinh học, v.v…
KTYS là một lĩnh vực nổi bật đang phát triển mạnh mẽ tại nhiều quốc gia trên thế giới và mở ra rất nhiều cơ hội phát triển nghề nghiệp trong đại học, viện nghiên cứu khoa học, bệnh viện cũng như công kỹ nghệ. Ngành này đã tiên phong trong xu hướng của thế giới hiện nay là phát triển về hướng liên ngành đa lĩnh vực và phù hợp với những người yêu thích thiết kế chế tạo lẫn nghiên cứu khoa học liên hệ đến con người. Ngành này cũng là tiền đề của Cách mạng Công nghiệp 4.0. Theo báo cáo của Cục Thống kê lao động Mỹ, việc làm trong lĩnh vực này tăng 67% trong năm 2017 cách xa ngành được xếp thứ nhì chỉ với mức tăng trưởng là 27%. Theo thống kê của Bộ Giáo dục Mỹ (http://www.ed.gov/stem) độ tăng trưởng việc làm ngành KTYS từ 2010 đến 2020 là 62% trong khi các ngành khoa học kỹ thuật khác là 14% (kể cả của ngành công nghệ thông tin cũng chỉ là 32%).
Hiện tại trên thế giới, mô hình mới của ngành y học, mô hình 5P (Prediction, Prevention, Personalization, Participation and Precision), dựa trên các nguyên tắc như Dự đoán, Phòng ngừa, Cá nhân hóa, Tham gia và Chính xác để xem xét các khả năng biến chuyển của con người đối với các bệnh khác nhau hầu có thể chăm sóc và bảo vệ sức khỏe con người tốt hơn. Những nguyên tắc này kết hợp kinh nghiệm từ y học cổ điển và kỹ thuật hiện đại làm cho vai trò của KTYS trong y tế càng thêm khởi sắc.
Trong khi đó, tình hình y tế và chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam có thể được tóm tắt như sau:
Tóm lại, KTYS hiện đang đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển ngành Y Dược tiên tiến trên thế giới trong việc chăm sóc và nghiên cứu về sức khỏe và sự sống của con người. Tại Việt Nam, vai trò của KTYS trong giáo dục và đào tạo trong Y Dược học cần phải được nhanh chóng phát triển một cách có hệ thống để có thể hội nhập quốc tế.
Bộ môn KTYS trong Khoa Y của Đại Học Quốc Gia HCM được thành lập vào ngày 8/10/2020 (theo quyết định số 232/QĐ-KY) nhằm trang bị cho sinh viên các kiến thức hữu dụng về Khoa học, Kỹ thuật và Công nghệ giúp phát huy tối đa kỹ năng chăm sóc sức khỏe và nghiên cứu lâm sàng. Trong quá khứ, kỹ thuật là một trợ thủ đắc lực của Y Dược học. Gần đây với sự hình thành của ngành KTYS, kỹ thuật đã trở thành một người bạn đồng hành không thể thiếu cho sự phát triển Y Dược học. Tại Khoa Y ĐHQG HCM, thay vì chỉ triển khai những ngành kỹ thuật chuyên biệt như kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh, kỹ thuật xét nghiệm, v.v… chúng tôi muốn giải quyết vấn đề tận gốc rễ và đi vào cốt lõi. Do đó, Bộ môn đảm nhiệm vai trò kết nối các giảng viên tiến sĩ khoa học kỹ thuật và bác sĩ trong việc nghiên cứu cũng như trang bị cho sinh viên Y Dược những kiến thức kỹ thuật cần thiết và mang phương pháp khoa học kỹ thuật tiên tiến vào trong môi trường y dược học để triển khai những nghiên cứu độc nhất vô nhị về cơ bản và lâm sàng phù hợp với Việt Nam và các nước đang phát triển, còn gọi là các nước có thu nhập thấp và trung bình (Low and Middle Income Countries, LMIC). Đây là mô hình đào tạo đầu tiên của Việt Nam với tầm nhìn như thế và là một trong những điểm nhấn của Khoa Y ĐHQG HCM. Bộ môn tạo điều kiện tốt nhất để kích thích sinh viên tìm tòi học hỏi bằng sự ham thích và khuyến khích nghiên cứu có tính mới, tính ứng dụng cao, và những đề tài đặc thù chỉ có ở Việt Nam. Như thế các bác sĩ và dược sĩ sẽ được trang bị tối ưu kiến thức khoa học, kỹ thuật và công nghệ để có thể sử dụng hữu hiệu các thiết bị trong việc chẩn đoán và chăm sóc sức khỏe bệnh nhân, biết lựa chọn các trang thiết bị cho bệnh viện hay phòng khám của mình; và cộng tác với các kỹ sư KTYS để làm nghiên cứu lâm sàng, xuất bản các bài báo nghiên cứu khoa học trong các tạp chí chuyên ngành, và sáng chế các thiết bị cũng như vật liệu y sinh mới có thể đưa ra thị trường. Các giảng viên của Bộ môn đều tốt nghiệp tiến sĩ ở các đại học danh tiếng nước ngoài và có nhiều năm kinh nghiệm trong việc giảng dạy và nghiên cứu.
CHỨC NĂNG và NHIỆM VỤ của BỘ MÔN
Bộ môn đảm nhiệm việc triển khai các hoạt động Khoa học, Kỹ thuật và Công nghệ trong công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học và kinh thầu trong KTYS để đào tạo những bác sĩ và dược sĩ biết áp dụng những kiến thức khoa học, kỹ thuật và công nghệ và hợp tác với kỹ sư KTYS trong việc chăm sóc sức khỏe, nghiên cứu về sự sống cũng như quy mô tổ chức.
Trong khuôn khổ của chương trình đào tạo sinh viên Khoa Y Chất lượng Cao, Bộ môn thiết kế module tự chọn KTYS gồm 4 môn học dành cho sinh viên từ năm 2 đến năm 4. Khi lựa chọn module này sinh viên phải hoàn thành cả 4 môn chứ không được lựa chọn vài môn học trong module mà thôi.
Các môn học của module KTYS sẽ được giảng dạy bằng tiếng Anh và gồm:
Mỗi môn học trong module này thỏa mãn các chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo của ngành bác sĩ Khoa Y – ĐHQG TP.HCM. Sau khi học xong module này sinh viên có thể làm Luận Văn Tốt Nghiệp với những đề tài có liên quan đến KTYS.
Tùy theo nhu cầu, những môn học mới sẽ được mở để hướng dẫn sinh viên làm nghiên cứu khoa học và lâm sàng.
Chương trình liên thông với Khoa KTYS (bme.hcmiu.edu.vn) của trường Đại Học Quốc Tế, ĐHQG HCM.
Nếu muốn tiếp tục trong hướng KTYS sinh viên Khoa Y có thể lựa chọn những hướng liên thông với Khoa KTYS như sau:
Chương trình đào tạo liên tục Y khoa (CME)
Các môn học trong module KTYS trên cũng nằm trong khuôn khổ Chương trình đào tạo liên tục Y khoa (CME) và được Khoa Y cấp chứng chỉ. Chương trình này được mở cho các bác sĩ, dược sĩ, chuyên viên kỹ thuật trong các đại học y dược và bệnh viện trên toàn quốc.
Bộ môn KTYS cộng tác chặt chẽ với Khoa KTYS của trường ĐH Quốc Tế, ĐHQG HCM trong việc nghiên cứu khoa học và lâm sàng trong 6 hướng như sau:
* Thiết bị Y tế: nhằm ứng dụng những kỹ thuật và phương pháp nghiên cứu liên quan đến Cơ khí, Điện tử, Viễn thông, Quang học, Tin học để phát triển những thiết bị y tế tiên tiến như phòng thí nghiệm trên chip (Lab-on-a-chip), thiết bị đeo được (Wearables) và sử dụng chúng trong quá trình nghiên cứu tìm hiểu con người và phát triển Kỹ thuật Lâm sàng (Clinical Engineering), Y tế Viễn thông (Telemedicine).
* Tín hiệu và Hình ảnh Y sinh: nhằm phát triển các giải thuật và phần mềm có khả năng tự động phân tích các tín hiệu và hình ảnh y sinh thu thập từ cơ thể con người như điện não, điện tim, ảnh CT, ảnh MRI, ảnh võng mạc… Phương pháp Máy học (Machine learning), Trí tuệ Nhân tạo (Artificial Intelligence), Mô phỏng (Simulation), Dữ liệu Lớn (Data Mining)… được sử dụng để nghiên cứu việc chẩn đoán bệnh nhanh, điều trị chính xác, và tiên liệu trước khi bệnh xảy ra để phát triển y tế dự phòng.
* Kỹ thuật Dược: nhằm nghiên cứu và chế tạo các thiết bị làm ra dược phẩm, các hệ vận chuyển và phóng thích thuốc có kiểm soát, ứng dụng công nghệ nano và vi mạch trong dược học để tăng hiệu quả điều trị và giảm tác dụng phụ của thuốc.
* Kỹ thuật mô và Y học tái tạo: nhằm nghiên cứu các phương pháp điều trị mới dựa vào sự kết hợp đa lĩnh vực trong khoa học cơ bản và kỹ thuật ứng dụng để chữa trị nhanh chóng các vết thương bên ngoài hay thay thế các bộ phận hư hỏng bên trong của con người và chế tạo vật liệu sinh học mới từ những chất liệu có tại Việt Nam như tảo, tơ tằm.
* Kinh thầu Y Sinh: nhằm nghiên cứu phương cách tối ưu để chuyển giao công nghệ cho doanh nghiệp, đưa sản phẩm ra thị trường, phương pháp mới để thành lập, lãnh đạo và điều khiển công ty khởi nghiệp (start-up) và bệnh viện trong lĩnh vực thiết bị y tế và kỹ thuật lâm sàng.
* Công nghệ ung thư: nhằm nghiên cứu phát triển các kỹ thuật mới và tiên tiến ứng dụng trong phát hiện sớm, chẩn đoán, tiên lượng và điều trị trúng đích các bệnh ung thư. Các hướng nghiên cứu chính bao gồm phát triển những chất tương phản mới để chụp ảnh ung thư ở cấp độ tế bào và phân tử; thuốc hạt nano mới cho điều trị ung thư nhắm mục tiêu; thiết bị tiên tiến và robot dùng trong phẫu thuật ung thư xâm lấn tối thiểu; kỹ thuật của hệ thống miễn dịch và tế bào gốc dùng trong liệu pháp miễn dịch ung thư; và các công cụ phần mềm và thuật toán để phát hiện dấu ấn sinh học ung thư và tin sinh học.
Ngành công nghệ sinh học là gì?
Hiểu một cách đơn giản, công nghệ sinh học là ngành nghiên cứu và vận dụng sinh vật sống kết hợp với quy trình và thiết bị kỹ thuật để tạo ra sản phẩm và sản xuất ở quy mô công nghiệp với các sản phẩm sinh học phục vụ cho lợi ích của con người, đồng thời phát triển kinh tế – xã hội và bảo vệ môi trường. Cụ thể, các sản phẩm của ngành công nghệ sinh học được ứng dụng trong đời sống như: sản xuất thuốc, thức ăn; điều chế và sản xuất hóa chất công nghiệp; phát triển giống cây trồng, vật nuôi; ứng dụng công nghệ di truyền, xét nghiệm trong y khoa; giải quyết các vấn đề môi trường;…
Đối với trình độ đại học, ngành công nghệ sinh học thường được phân thành các chuyên ngành tùy theo mục đích ứng dụng: Công nghệ sinh học ứng dụng trong nông nghiệp, ứng dụng trong thực phẩm, ứng dụng trong môi trường. Ngoài khối lượng kiến thức nền tảng về lĩnh vực sinh học, kỹ thuật và công nghệ, các chuyên ngành này còn được trang bị những kiến thức chuyên sâu về sinh học thực nghiệm, sinh học phân tử, công nghệ lên men vi sinh vật, kỹ thuật nuôi cấy mô thực vật ứng dụng, công nghệ sản xuất sinh dược phẩm. Sinh viên có khả năng thu thập mẫu, đo đạc và tổng hợp, phân tích số liệu; sử dụng các phương pháp thí nghiệm hiện đại của công nghệ sinh học.
Ngày nay, cùng với sự phát triển của đời sống và sản xuất công nghiệp là sự gia tăng các vấn đề cấp thiết về môi trường, thực phẩm, nông nghiệp,… Trước tình hình nhiều trung tâm nghiên cứu được thành lập để giải quyết các vấn đề trên, cùng những lợi thế đầy tiềm năng đến từ ngành công nghệ quan trọng này, ngành công nghệ sinh học đã trở thành một trong những ngành nghề mũi nhọn của thời đại công nghệ cao. Từ việc vận hành, bảo trì các thiết bị ứng dụng hiện đại cho đến nghiên cứu phát triển sản phẩm công nghệ sinh học, điều hành sản xuất, quản lý và đảm bảo chất lượng sản phẩm tại các nhà máy đều đòi hỏi vai trò quan trọng của các chuyên gia am tường về công nghệ sinh học.
Ngành công nghệ sinh học được xác định là ngành học của tương lai. Ngành học này đã và đang ngày càng có vai trò quan trọng trong đời sống con người. Vì vậy, cơ hội việc làm luôn luôn rộng mở đối với sinh viên ngành công nghệ sinh học.
Học ngành công nghệ sinh học ra trường làm gì?
Công nghệ sinh học là một trong những lĩnh vực đang được Nhà nước đẩy mạnh nghiên cứu và phát triển. Viện chiến lược và Chương trình Giáo dục thuộc Bộ GD-ĐT cho biết, đến năm 2020, nước ta sẽ cần ít nhất là 25.000 lao động chuyên sâu trong lĩnh vực này. Hiện nay, có nhiều viện, trung tâm nghiên cứu, cơ sở đào tạo, cũng như hàng loạt cơ sở triển khai ứng dụng công nghệ sinh học đã được hình thành. Tuy nhiên, nguồn nhân lực trình độ cao trong lĩnh vực này hiện vẫn đang thiếu nên triển vọng nghề nghiệp dành cho người theo học công nghệ sinh học là rất lớn. Đây chính là cơ hội cho các cử nhân ngành công nghệ sinh học (kỹ sư công nghệ sinh học) có thể lựa chọn việc làm với mức lương hấp dẫn cùng với chế độ ưu đãi tốt.
Sau khi tốt nghiệp, các kỹ sư công nghệ sinh học có thể đảm nhận nhiều vai trò và vị trí khác nhau như: Kỹ sư điều hành sản xuất, quản lý và đảm bảo chất lượng tại các nhà máy sản xuất dược phẩm, thực phẩm; Chuyên viên công nghệ sinh học tại các công ty chế biến nông sản, thực phẩm, thủy sản; các trung tâm kiểm nghiệm, phòng thí nghiệm, cơ quan nghiên cứu về công nghệ vi sinh, công nghệ sinh học thực vật, công nghệ sinh học động vật; Chuyên viên phân tích mẫu bệnh phẩm; cán bộ xét nghiệm trong bệnh viện, trung tâm y khoa.