Nếu bạn còn băn khoăn về việc đi học ở Đức do e ngại về vấn đề tài chính thì không cần phải suy nghĩ bởi hoàn toàn có thể đi du học Đức vừa học vừa làm. Tìm việc làm thêm trong quá trình du học giúp bạn trang trải được phần lớn chi phí sinh hoạt.
Nếu bạn còn băn khoăn về việc đi học ở Đức do e ngại về vấn đề tài chính thì không cần phải suy nghĩ bởi hoàn toàn có thể đi du học Đức vừa học vừa làm. Tìm việc làm thêm trong quá trình du học giúp bạn trang trải được phần lớn chi phí sinh hoạt.
Việc làm phổ biến và có mức thu nhập ổn đối với sinh viên là phục vụ ở quán đồ ăn nhanh, cửa hàng, thư viện. Nhũng sinh viên có kỹ năng và chuyên môn tốt có thể đi làm việc bán thời gian tại các doanh nghiệp, công ty, văn phòng. Đặc biệt làm trợ lý cho các nghiên cứu sinh hoặc giảng viên, giáo sư giúp sinh viên vừa có thu nhập vừa tăng thêm không ít kiến thức.
Những sinh viên có vốn tiếng Đức yếu thường chọn công việc ít giao tiếp nhiều nhưng thu nhập khá như giúp việc, trông trẻ hay công việc mùa vụ như thu hoạch hoa quả, nông sản.
Du học sinh tại Đức có thể tìm việc làm thêm từ nhiều nguồn như forum, các bài đăng trong group du học sinh, websites trường, bảng thông tin việc làm, tờ rơi, các website tuyển việc phổ biến như: step-st www.make-it-in-germany.vn hay www.your.bosch-career.com…
Nhưng cách tìm việc tốt nhất nên nhờ bạn bè người quen đã có kinh nghiệm giới thiệu.
Khi có ý định tìm việc làm thêm, du học sinh cần tham khảo kĩ quy định về du học Đức vừa học vừa làm.
Sinh viên phải được cấp phép bởi Sở Lao động địa phương và Sở Ngoại kiều theo quy định của Luật Ngoại kiều Đức và Luật Lao động trước khi bắt đầu tham gia công việc, cụ thể như sau:
Nếu thu nhập từ việc làm thêm của sinh viên thấp hơn 400 – 450 EUR/tháng thì được miễn thuế, cao hơn thì phải nộp thuế thu nhập cá nhân theo quy định của nước Đức.
Mong rằng với chủ đề du học vừa học vừa làm mà RECCEDU vừa chia sẻ, sẽ có ích cho nhiều bạn trong quá trình tìm hiểu về du học. Các bạn cũng hãy nhớ liên hệ ngay lại cho RECCEDU khi có bất cứ thông tin du học nào cần hỗ trợ nhé!
Địa chỉ: Tầng 6 Golden House Tower, Sunwah Pearl, 90 Nguyễn Hữu Cảnh, Phường 22, Quận Bình Thạnh, Tp. HCM
Hotline Tư vấn Du học: 0909 876 825 (có Zalo)
Công việc bán thời gian của du học sinh nhận được mức lương tối thiểu là 7 EUR/ giờ. Nếu sinh viên đi làm 80 tiếng trong một tháng đã kiếm được khoản tiền cao bằng việc làm toàn thời gian ở Việt Nam.
Với các công việc yêu cầu tiếng Đức thông thạo thì mức lương còn cao hơn hai đến ba lần và nhờ đó, sinh viên hoàn toàn có thể trang trải chi phí sinh hoạt cho bản thân, thậm chí một số sinh viên còn có tiền tiết kiệm gửi về nhà hay đi du lịch khắp châu Âu trong suốt thời gian học.
Bạn đang mong muốn hay có dự định đi du học Đức? Bạn cần biết thêm thông tin chi tiết về học tiếng Đức và du học tại Đức? Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn 24/7 tại đây.
Bạn vừa muốn đi du học ở Đức, vừa muốn kiếm một khoản tiết kiệm kha khá để gửi về cho gia đình hay chi tiêu cho bản thân, hãy nghĩ ngay đến việc đi du học Đức vừa học vừa làm! Chính sách làm thêm cho sinh viên du học tại Đức sẽ khiến bạn thích thú và muốn bay tới đây du học ngay đấy!
1. Đối với sinh viên đại học khi du học Đức
Người lao động đổ về Đức tìm việc làm ngày càng đông, vì vậy nguồn cung lao động cũng dư thừa đáng kể. Nhóm công việc lao động chân tay hay những công việc ít đòi hỏi tiếng Đức và kinh nghiệm càng trở nên cạnh tranh hơn. Mặc dù bị hạn chế thời gian làm việc do lịch trình học nhưng sinh viên du học tại Đức vẫn có thể tìm được những công việc làm thêm như phục vụ bàn, làm việc ở cửa hàng thức ăn nhanh, bán hàng, …. nhờ sự nhanh nhẹn và khả năng giao tiếp linh hoạt.
Theo Luật Ngoại kiều Đức và Luật Lao động hiện hành, sinh viên du học muốn tham gia lao động hay làm thêm kiếm thu nhập phải được Sở Lao động địa phương và Sở Ngoại kiều đồng ý cấp phép. Giấy phép Lao động (Arbeitserlaubnis) này, bạn phải xin trước khi bắt đầu tham gia vào lao động.
Tuy nhiên nếu là sinh viên chính thức của các trường đại học thì được miễn giấy phép khi làm thêm trong 90 ngày/năm với 8 tiếng/ngày hoặc 180 ngày/năm nếu làm 4 tiếng/ngày, không phân biệt ngày thường hay các kỳ nghỉ, lễ. Nhưng nếu bạn làm việc hơn 20 tiếng một tuần, thì tuần đó được tính là 7 ngày. Và với mức thu nhập trên 450 Euro/tháng, bạn sẽ phải nộp thuế thu nhập cá nhân.
Trong trường hợp thực tập, nếu kỳ thực tập có quy định trong chương trình học thì du học sinh Đức làm thêm sẽ không cần xin Giấy phép lao động và cũng sẽ không áp dụng tính 90 ngày hay 180 đối với nửa ngày, kể cả đối với thực tập có tính lương. Tuy nhiên, nếu kỳ thực tập không có trong chương trình học của bạn thì bạn cần phải có Giấy phép lao động hoặc thời gian đó sẽ được tính theo quy định 90 ngày (180 nửa ngày).
Trường hợp bạn đang là sinh viên tham gia khóa tiếng Đức thì không được phép lao động.
2. Đối với sinh viên du học Đức hệ dự bị đại học
Sinh viên hệ dự bị đại học (Studienkolleg) chỉ có thể tham gia lao động trong những dịp nghỉ hè và nghỉ đông. Bên cạnh đó bạn vẫn cần được Sở Lao động địa phương, Sở Ngoại kiều đồng ý cấp giấy phép.
3. Mức lương bạn có thể kiếm được là bao nhiêu?
Chính phủ Đức hỗ trợ cho sinh viên rất nhiều thứ: Giảm tiền ăn ở các nhà ăn sinh viên, miễn phí đi lại bằng các phương tiện giao thông công cộng trong nội bộ của bang, được hưởng các dịch vụ chăm sóc y tế và sức khỏe tốt với mức bảo hiểm tối thiểu, ...
Sinh viên du học tại Đức có thể đi làm vào các ngày cuối tuần hoặc vào các kỳ nghỉ, chưa kể làm thêm vào các ngày bình thường, mức thu nhập của bạn có thể được tính như sau.
10 ngày làm việc một tháng là tương đương với 120 ngày làm việc trong năm, mỗi ngày trung bình 8 tiếng đồng hồ, bạn có thể đạt mức thu nhập: 8 tiếng/ngày x 120 ngày/năm x 7 Euro/giờ = 6.720 Euro/ năm. Sau khi trừ đi các khoản phí sinh hoạt, mỗi năm bạn có thể tiết kiệm được tương đối ít nhất là 720 Euro.
Trong trường hợp, bạn đi làm thêm vào cả các ngày bình thường, trung bình mỗi ngày bạn chỉ làm tầm khoảng 2 tiếng, mức thu nhập của bạn sẽ là: 2h/ngày x 7 Euro/ h x 20 ngày/ tháng x 12 tháng = 3.360 Euro/ năm. Phép tính này chưa bao gồm thời gian làm thêm vào những ngày nghỉ dài trong năm.
Lưu ý là mức 7 Euro/ ngày chỉ là mức tối thiểu tại Đức. Nếu bạn giỏi tiếng Đức, bạn thậm chí còn có thể đạt mức thu nhập cao hơn gấp 2 – 3 lần.
Như vậy, nếu đi du học Đức vừa học vừa làm, bạn không những được học ở môi trường giáo dục hàng đầu thế giới mà còn kiếm thêm thu nhập cho gia đình và bản thân. Rõ ràng du học Đức có ưu điểm vượt trội hơn rất nhiều các quốc gia khác. Chất lượng đào tạo đẳng cấp thế giới mà học phí lại rẻ, được chính phủ Đức hỗ trợ và còn có điều kiện đi làm thêm để tăng số dư trong tài khoản ngân hàng. Bạn sẽ nhận ra rất nhiều điều mới mẻ khi trải nghiệm làm thêm ở Đức. Tuy nhiên hãy đảm bảo là việc làm thêm không làm ảnh hưởng đến kết quả học tập của bạn.
Một điểm thuận lợi khác đó là với mô hình du học nghề tại Đức thì ngay cả các bạn học sinh mới tốt nghiệp trung học phổ thông và chưa có chứng chỉ tiếng Đức, vẫn có thể đăng ký du học Đức vừa học vừa làm. Điều đó giúp ước mơ du học Đức của nhiều bạn trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.
Tags: học bổng du học nghề đức, du học cao đẳng đức, du học nghề điều dưỡng tại đức, chi phí du học đức, du học đức cần bao nhiêu tiền, du học đức miễn phí, việc làm thêm du học sinh tại đức
TUYỂN SINH ĐI ĐỨCVỪA HỌC VỪA LÀM
Trung tâm Ngoại ngữ và Đào tạo Quốc tế thông báo tuyển sinh đi Đức vừa học vừa làm như sau:
TRUNG TÂM NGOẠI NGỮ VÀ ĐÀO TẠO QUỐC TẾ
Địa chỉ: Phòng 102, Khu làm việc của các Khoa, Viện, Trung tâm (Cạnh giảng đường A) - Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Trâu Quỳ - Gia Lâm – Hà Nội.
Website: https://cied.edu.vn/ Điện thoại: 024.6261.7522
Email: [email protected] Facebook : ttnndtqt.vnua
Du học vừa học vừa làm là một trong những sự chọn lựa của rất nhiều bạn trẻ hiện nay. Vậy các bạn có biết đâu là những quốc gia có nhiều hỗ trợ cho sinh viên quốc tế vừa học vừa làm hay không? Hãy cùng tìm hiểu nhanh với RECCEDU qua những chia sẻ sau nhé!
Du học vừa học vừa làm là hình thức học tập mà sinh viên có thể làm việc bán thời gian trong quá trình học. Đây là một cách giúp du học sinh có thể trang trải chi phí sinh hoạt, có được kinh nghiệm làm việc thực tế trong môi trường quốc tế. Nhiều quốc gia trên thế giới hiện nay đều cung cấp chính sách cho phép sinh viên quốc tế làm việc bán thời gian trong suốt thời gian học tập của mình. Tuy nhiên đi kèm với nó là những quy định và hạn chế để du học sinh vẫn đảm bảo được quá trình học tập của mình.
Ví dụ: Ở Úc và Canada, sinh viên có thể làm việc bán thời gian trong suốt thời gian học tập của mình. Trong khi đó, tại Mỹ, sinh viên chỉ được phép làm việc bán thời gian trong kỳ nghỉ hè hoặc các kỳ nghỉ lễ. Còn ở Anh, sinh viên có thể làm việc bán thời gian 20 giờ mỗi tuần trong suốt thời gian học tập của mình.
Học tập và làm việc đồng thời có thể đòi hỏi sự cân bằng và khả năng quản lý tốt quỹ thời gian. Tuy nhiên, nó cũng có nhiều lợi ích như giúp sinh viên trải nghiệm thực tiễn, phát triển kỹ năng mềm và giảm bớt gánh nặng tài chính cho bản thân và gia đình.