Đh Cần Thơ Tuyển Sinh

Đh Cần Thơ Tuyển Sinh

Trường ĐH Cần Thơ đã công bố điểm chuẩn trúng tuyển và chỉ tiêu xét tuyển nguyện vọng 2. Đây là điểm dành cho học sinh phổ thông - khu vực 3, mỗi khu vực ưu tiên cách nhau 0,5 điểm, mỗi đối tượng ưu tiên cách nhau 1 điểm.

Trường ĐH Cần Thơ đã công bố điểm chuẩn trúng tuyển và chỉ tiêu xét tuyển nguyện vọng 2. Đây là điểm dành cho học sinh phổ thông - khu vực 3, mỗi khu vực ưu tiên cách nhau 0,5 điểm, mỗi đối tượng ưu tiên cách nhau 1 điểm.

Thông tin Tuyển sinh Đại học 2024

Thông tin tuyển sinh 2024 Trường Đại học Nam Cần Thơ với 44 ngành đại học và 7 ngành sau đại học, bạn có thể lựa chọn con đường phù hợp với niềm đam mê và…

Trình duyệt của bạn không hỗ trợ HTML5 video.

- Thời gian đào tạo: 4 năm; Danh hiệu cấp bằng: Cử nhân

- Tên ngành “Báo chí” được ghi trên bằng tốt nghiệp, bảng điểm và quyết định tốt nghiệp.

+ Tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển (Phương thức 1)

+ Xét điểm Kỳ thi tốt nghiệp THPT (Phương thức 2)

Tổ hợp xét tuyển: Văn, Sử, Địa (C00); Văn, Toán, Tiếng Anh (D01); Văn, Sử, Tiếng Anh (D14); Văn, Địa, Tiếng Anh (D15);

+ Xét điểm học bạ THPT (Phương thức 3)

Tổ hợp xét tuyển: Văn, Sử, Địa (C00); Văn, Toán, Tiếng Anh (D01); Văn, Sử, Tiếng Anh (D14); Văn, Địa, Tiếng Anh (D15);

- Ngành Báo chí trình độ đại học đào tạo những cử nhân có kiến thức chuyên môn toàn diện cùng với các kiến thức xã hội bổ trợ cần thiết để thực hành các kỹ năng nghề nghiệp vững vàng trong lĩnh vực báo chí và truyền thông; trang bị cho người học khả năng làm việc và nghiên cứu đa dạng, tư duy năng động, sáng tạo, thích nghi với sự phát triển của báo chí, truyền thông Việt Nam và thế giới.

- Ngành Báo chí trình độ đại học trang bị cho người học những kiến thức về lý luận chính trị, an ninh quốc phòng, ngoại ngữ và công nghệ thông tin cơ bản, đáp ứng yêu cầu học tập, làm việc và nghiên cứu; trang bị cho người học năng lực vận dụng lý luận, thực tiễn và phương pháp làm việc khoa học để thực hiện thành thạo các kỹ năng tác nghiệp báo chí, nghiệp vụ của phóng viên, biên tập viên báo chí; trang bị cho người học những kiến thức chuyên ngành mở rộng về truyền thông, thành thạo kỹ năng nghề nghiệp đa dạng trong các lĩnh vực ứng dụng truyền thông, các kỹ năng truyền thông phù hợp với bối cảnh truyền thông hiện đại; trang bị cho người học năng lực phân tích, vận dụng kiến thức và kỹ năng chuyên sâu để đáp ứng các yêu cầu thực tế trong nghề nghiệp về lĩnh vực báo chí, truyền thông ; có tác phong chuyên nghiệp; khả năng tự học, tự nghiên cứu, học tập ở bậc cao hơn; có kỹ năng tư duy phản biện và tư duy sáng tạo, giao tiếp hiệu quả trong môi trường sống và làm việc đa văn hóa.

- Phóng viên; biên tập viên; thông tín viên; bình luận viên; phát thanh viên; người sản xuất chương trình; người dẫn chương trình; cộng tác viên; chuyên viên tổ chức sự kiện, quảng cáo, giao tiếp cộng đồng, đối ngoại, marketing; người quản lý chuyên môn về báo chí, truyền thông... trong các cơ quan thông tấn báo chí, xuất bản, các đài phát thanh và truyền hình, các công ty truyền thông, các cơ quan quản lý nhà nước, các doanh nghiệp tư nhân.

- Cán bộ giảng dạy, nghiên cứu tại các trung tâm đào tạo, tập huấn báo chí, truyền thông, trường đại học, cao đẳng.

- Nhân viên tại các công ty truyền thông, quan hệ công chúng (PR).

- Chuyên viên tại các cơ quan nhà nước liên quan đến lĩnh vực Báo chí, truyền thông như: Bộ Thông tin – truyền thông, Sở Thông tin – truyền thông các tỉnh/thành phố, phòng văn hóa – thông tin các huyện/thị xã...; nhân viên chuyên trách bộ phận thông tin tổng hợp tại các cơ quan, đơn vị, tổ chức chính trị - xã hội; nhân viên truyền thông tại các công ty, tập đoàn, doanh nghiệp kinh tế, thương mại, dịch vụ,...

- Làm việc tự do và ở các lĩnh vực khác theo năng lực và sở thích cá nhân.

- Tham gia các chương trình đào tạo Thạc sĩ Báo chí hoặc Tiến sĩ (tuỳ điều kiện dự tuyển của cơ sở đào tạo)  trong nhóm ngành đúng, ngành gần trong và ngoài nước.

- Có thể tham gia các khóa đào tạo ngắn hạn chuyên sâu về lĩnh vực báo chí, xuất bản, và các lĩnh vực liên quan… để phục vụ trực tiếp cho chuyên môn theo yêu cầu của cơ quan quản lý và sử dụng lao động.

- Thực hiện các nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực báo chí, truyền thông và/hoặc có các sáng kiến, kết quả nghiên cứu nổi bật, đạt giải.

- Công ty truyền thông, tổ chức sự kiện.

- Thư viện, trung tâm lưu trữ thông tin, dữ liệu.

- Cơ quan báo chí và truyền thông, nhà xuất bản.

- Cơ quan văn hóa, chính trị, kinh tế, tổ chức và đoàn thể xã hội có nhu cầu.

- Viện, trung tâm nghiên cứu báo chí, truyền thông và khoa học xã hội - nhân văn.

- Các công ty, tập đoàn, doanh nghiệp kinh tế, thương mại, dịch vụ,...

- Các cơ quan, tổ chức có nhu cầu hoạt động liên quan báo chí và truyền thông.

Trình duyệt của bạn không hỗ trợ HTML5 video.

- Thời gian đào tạo: 5 năm; Danh hiệu cấp bằng: Bác sĩ thú y

- Tên ngành “Thú y” được ghi trên bằng tốt nghiệp, bảng điểm và quyết định tốt nghiệp.

+ Tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển (Phương thức 1)

+ Xét điểm Kỳ thi tốt nghiệp THPT (Phương thức 2)

Tổ hợp xét tuyển: Toán, Lý, Sinh (A02); Toán, Hóa, Sinh (B00); Toán, Sinh, Tiếng Anh (B08); Toán, Hóa, Tiếng Anh (D07);

+ Xét điểm học bạ THPT (Phương thức 3)

Tổ hợp xét tuyển: Toán, Lý, Sinh (A02); Toán, Hóa, Sinh (B00); Toán, Sinh, Tiếng Anh (B08); Toán, Hóa, Tiếng Anh (D07);

+ Xét điểm thi V-SAT (Phương thức 5)

Tổ hợp xét tuyển: Toán, Lý, Sinh (A02); Toán, Hóa, Sinh (B00); Toán, Sinh, Tiếng Anh (B08); Toán, Hóa, Tiếng Anh (D07);

- Chương trình đào tạo ngành Thú y được thiết kế nhằm đào tạo Bác sĩ Thú y có đạo đức tốt, có trình độ chuyên môn cao, kỹ năng tay nghề thành thạo về lĩnh vực Thú y.

- Sinh viên được trang bị kiến thức và kỹ năng cho Bác sĩ Thú y (nghiên cứu, thực tập và chẩn đoán - điều trị bệnh trên động vật). Cụ thể, sinh viên sẽ được học tập và nghiên cứu về các lĩnh vực như: Vi sinh vật học, ký sinh trùng học, miễn dịch học, dịch tễ học, giải phẩu bệnh học, bệnh truyền nhiễm, bệnh nội, ngoai khoa trên gia súc - gia cầm, dược lý học, bệnh chó mèo, sản khoa và gieo tinh nhân tạo, độc chất học, vệ sinh thú y, công nghệ sinh học trong phòng và điều trị bệnh, probiotic, quản lý dịch bệnh và một sức khỏe, anh văn chuyên ngành thú y... Ngoài ra sinh viên còn được thực tập thực tế tại địa phương, trang trại và công ty thông qua các học phần thực hành thú y cơ sở, thực hành trang trại và thực hành bệnh xá thú y. Thông qua thực hành sinh viên vận dụng những kiến thức đã học trong chẩn đoán, điều trị bệnh gia súc, gia cầm do vi khuẩn, virus, ký sinh trùng và nấm; đồng thời sinh viên được trang bị thêm những kỹ năng quản lý trang trại và những kỹ năng mềm khác như kỹ năng tư duy, làm việc nhóm, lập kế hoạch, viết báo cáo và thuyết trình trước đám đông.

- Cán bộ kỹ thuật, quản lý hay điều hành các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi, cơ sở sản xuất thuốc thú y và các sinh phẩm thú y, các xí nghiệp chế biến động vật và thủy sản.

- Cán bộ kỹ thuật hoặc lãnh đạo tại các đơn vị Khuyến nông, Cục Thú y, Viện Thú y, Chi cục chăn nuôi và thú y, Trạm thú y, Trung tâm chẩn đoán Thú y Thủy sản, Viện nghiên cứu, Sở Nông - Nghiệp và phát triển nông thôn, Sở khoa học công nghệ tại các Thành phố, tỉnh hay tuyến huyện.

- Cán bộ nghiên cứu và giảng dạy tại các viện nghiên cứu, các trường đại học cao đẳng;

- Sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể tiếp tục học tập, nghiên cứu chuyên sâu ngành Thú y, chăn nuôi Thú y ở trình độ thạc sĩ; Bệnh học và chữa bệnh vật nuôi ở trình độ tiến sĩ.Tiếp tục học tập các chuyên ngành ở các trình độ sau đại học trong lĩnh vực chăn nuôi, Thú y, Công nghệ sinh học.

- Sau khi tốt nghiệp sinh viên có nhiều cơ hội được làm việc tại các Công ty trong hoặc ngoài nước lĩnh vực chăn nuôi và thú y như: Cty De Heus, Vemedim, Greenfeed, Sunjin, Japfa, Cargil, Navetco, Amavet, Cj,…Ngoài ra, sinh viên có thể làm việc tại các cơ quan nhà nước như Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục Thú y, Trạm thú y, trung tâm dịch vụ thú y; các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp, Viện nghiên cứu lĩnh vực Thú y. Hơn nữa, Sinh viên còn có thể tự khởi nghiệp bằng cách mở phòng mạch thú y, dịch vụ thú y.