Cựu Thứ Trưởng Công Thương Hoàng Quốc Vượng Bị Bắt

Cựu Thứ Trưởng Công Thương Hoàng Quốc Vượng Bị Bắt

Chiều 4/1, trung tướng Tô Ân Xô, người phát ngôn Bộ Công an, cho biết ông Vượng bị Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an khởi tố, tạm giam hai ngày trước để điều tra về tội Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ.

Chiều 4/1, trung tướng Tô Ân Xô, người phát ngôn Bộ Công an, cho biết ông Vượng bị Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an khởi tố, tạm giam hai ngày trước để điều tra về tội Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ.

Cựu thứ trưởng Bộ Công Thương và đồng phạm gây thiệt hại hơn 937 tỉ đồng

Cơ quan an ninh điều tra (Bộ Công an) đề nghị truy tố cựu thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ.

Cựu cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo Phương Hoàng Kim; cựu phó trưởng phòng cấp phép và quan hệ công chúng (Cục Điều tiết điện lực) Trần Quốc Hùng; cựu giám đốc Công ty Mua bán điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam Nguyễn Danh Sơn và 5 người khác cũng bị đề nghị truy tố về hành vi trên.

Theo kết luận điều tra, thiệt hại do hành vi phạm tội của các bị can tính đến ngày 28-6-2023 cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam là hơn 937 tỉ đồng.

Dự án điện mặt trời Lộc Ninh 3 không đủ điều kiện hoàn thuế

Theo kết luận điều tra, từ tháng 10-2020 đến tháng 12-2020, Công ty cổ phần năng lượng Lộc Ninh 3 hoàn thành việc đầu tư xây dựng và vận hành thương mại Nhà máy điện mặt trời Lộc Ninh 3 (xã Lộc Tấn, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước).

Diện tích của dự án là 149,59ha đất rừng sản xuất thuộc quyền sử dụng của Công ty TNHH MTV Cao su Lộc Ninh.

Cơ quan điều tra xác định diện tích xây dựng này không được cơ quan có thẩm quyền ra quyết định thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất và chuyển mục đích sử dụng đất rừng sản xuất sang đất công trình năng lượng; không được cấp phép xây dựng; không được ra quyết định chủ trương đầu tư.

Đồng thời căn cứ quy định hiện hành, dự án Nhà máy điện mặt trời Lộc Ninh 3 thuộc trường hợp không được hoàn thuế giá trị gia tăng, mà phải kết chuyển số thuế chưa được khấu trừ của dự án đầu tư theo pháp luật về đầu tư sang kỳ tiếp theo.

Tuy nhiên ngày 24-4-2021, Công ty cổ phần năng lượng Lộc Ninh 3 có giấy đề nghị hoàn trả khoản thu ngân sách nhà nước gửi kèm hồ sơ, đề nghị Cục Thuế tỉnh Bình Phước hoàn trả hơn 145,1 tỉ đồng tiền thuế giá trị gia tăng từ việc đầu tư, xây dựng Nhà máy điện mặt trời Lộc Ninh 3.

Sau đó thông qua nhiều văn bản khác nhau, Nguyễn Duy Khánh (cựu phó cục trưởng Cục Thuế tỉnh Bình Phước); Phan Văn Sang; Trần Văn Định (cựu trưởng phòng thanh tra kiểm tra 3), Phạm Quang Vinh (cựu phó trưởng phòng nghiệp vụ dự toán pháp chế) xác định Công ty cổ phần năng lượng Lộc Ninh 3 có đầy đủ hồ sơ và đáp ứng các điều kiện để xét hoàn thuế giá trị gia tăng theo quy định.

Tới 20-7-2021, bị can Nguyễn Duy Khánh ký quyết định hoàn thuế số 199/QP-CTBPH-KĐT và ngày 21-7-2021 ký lệnh hoàn trả hơn 145,1 tỉ đồng tiền thuế giá trị gia tăng cho Công ty cổ phần năng lượng Lộc Ninh 3.

Cơ quan an ninh điều tra xác định việc Cục Thuế tỉnh Bình Phước ban hành quyết định hoàn thuế cho Công ty cổ phần năng lượng Lộc Ninh 3 là trái quy định pháp luật, gây thiệt hại cho ngân sách nhà nước hơn 145,1 tỉ đồng.

Sau khi Cơ quan an ninh điều tra Bộ Công an tiến hành giải quyết nguồn tin về tội phạm vào ngày 28-2-2023 và ra quyết định khởi tố vụ án vào ngày 28-6-2023, ngày 12-4-2023 Cục Thuế tỉnh Bình Phước mới ban hành quyết định thu hồi hơn 145,1 tỉ đồng tiền thuế đã hoàn cho Công ty cổ phần năng lượng Lộc Ninh 3.

Từ 30-6-2023 đến ngày 10-8-2023, Công ty cổ phần năng lượng Lộc Ninh 3 mới nộp lại ngân sách nhà nước hơn 145,1 tỉ đồng tiền hoàn trả và gần 27,5 tỉ đồng tiền chậm nộp.

Cơ quan an ninh điều tra (Bộ Công an) đề nghị truy tố các bị can Nguyễn Duy Khánh, Trần Văn Định, Phạm Quang Vinh về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.

Làm việc với hai Bộ: Thông tin và Truyền thông, Khoa học và Công nghệ về sắp xếp, tinh gọn bộ máy vào chiều 11/12, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc nêu rõ, việc hợp nhất hai Bộ là quyết định hết sức đúng đắn, để tối ưu hóa nguồn lực, tránh chồng chéo, trùng lặp nhiệm vụ, đồng bộ về mặt chính sách, thuận lợi cho việc phát triển khoa học công nghệ và chuyển đổi số, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, khuyến khích các giải pháp công nghệ. Truyền thông thúc đẩy công nghệ và công nghệ hỗ trợ cho truyền thông, nâng cao chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp, cơ quan quản lý nhà nước. ;

Tướng Dmitry Bulgakov (Ảnh: Moscow Times).

Ủy ban Điều tra của Nga, cơ quan điều tra các vụ phạm tội lớn của Nga, ngày 26/7 thông báo cựu Thứ trưởng Quốc phòng Dmitry Bulgakov "đã bị bắt giữ" trong một cuộc điều tra tham nhũng.

Cơ quan An ninh Liên bang (FSB) cho biết ông Bulgakov đã bị đưa vào trại giam Lefortovo, nơi giam giữ trước khi xét xử, ở Moscow.

Cả FSB và Ủy ban Điều tra Nga đều không nêu rõ loại cáo buộc tham nhũng nào đã được đưa ra đối với vị tướng này.

Ông Bulgakov từng giữ chức thứ trưởng quốc phòng phụ trách các vấn đề hành chính từ năm 2008 đến năm 2022 và giám sát hậu cần quân sự trước khi bị mất chức vào tháng 9/2022.

Ông Bulgakov là quan chức mới nhất trong số một loạt quan chức cấp cao của Bộ Quốc phòng Nga bị bắt trong những tháng gần đây. Các quan chức này bị bắt với nhiều cáo buộc khác nhau, từ hối lộ đến lạm dụng quyền lực.

Đầu tuần này, truyền thông Nga đưa tin người đứng đầu công ty xây dựng của Bộ Quốc phòng, Andrei Belkov, đã bị bắt vì cáo buộc lạm dụng quyền lực. Các nhà điều tra được cho là đang xem xét kỹ lưỡng các hợp đồng, thu nhập cá nhân và các mối quan hệ khác của ông Belkov trong thời gian ông làm người đứng đầu công ty xây dựng quân sự.

Hồi tháng 5, tòa án binh của Nga đã ra lệnh bắt giữ đối với Phó Tổng tham mưu trưởng quân đội Vadim Shamarin bị nghi nhận hối lộ.

Cựu Thứ trưởng Quốc phòng Timur Ivanov cũng là một trong những quan chức quốc phòng cấp cao của Nga bị bắt gần đây. Ủy ban Điều tra Nga cho biết, ông Ivanov bị nghi ngờ nhận khoản hối lộ khổng lồ và có thể lĩnh án đến 15 năm tù nếu bị buộc tội.

Ông Ivanov phụ trách giám sát các dự án xây dựng lớn liên quan đến quân sự và có quyền tiếp cận những khoản tiền khổng lồ. Những dự án đó bao gồm việc xây dựng lại một phần thành phố cảng Mariupol ở Ukraine mà Nga đã giành quyền kiểm soát.

Một loạt vụ bắt giữ khác cũng liên quan đến các bê bối tham nhũng, trong đó có Trung tướng Yury Kuznetsov - người đứng đầu Tổng cục Lực lượng thuộc Bộ Quốc phòng Nga, Thiếu tướng Ivan Popov - cựu chỉ huy Tập đoàn quân 58, Phó Tổng tham mưu trưởng quân đội Vadim Shamarin và ông Vladimir Verteletsky, một quan chức cấp cao phụ trách mua sắm của Bộ Quốc phòng.

Những vụ bắt giữ này diễn ra vào thời điểm Tổng thống Nga Vladimir Putin tái đắc cử và nhậm chức tổng thống nhiệm kỳ thứ 5. Điều này làm dấy lên câu hỏi liệu đây có phải một phần nỗ lực của ông Putin nhằm siết kiểm soát Bộ Quốc phòng trong bối cảnh xung đột ở Ukraine kéo dài, hay liệu có một cuộc cạnh tranh giữa quân đội và các cơ quan an ninh Nga hoặc một kịch bản nào khác phía sau hậu trường không.

Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov bác bỏ ý kiến cho rằng đây là một "cuộc thanh trừng". Ông khẳng định, chống tham nhũng là công việc nhất quán và tại Nga, chống tham nhũng không phải là một chiến dịch, mà là công việc diễn ra liên tục, là một phần không thể thiếu trong hoạt động của các cơ quan thực thi pháp luật nước này.

Không lâu sau khi nhậm chức nhiệm kỳ 5, Tổng thống Putin đã thay Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu bằng Phó Thủ tướng Andrei Belousov, một người giàu kinh nghiệm về kinh tế, nhưng gần như không có kinh nghiệm về quân sự.

Giải thích về quyết định bổ nhiệm này của Tổng thống Putin, người phát ngôn Điện Kremlin cho biết, Bộ Quốc phòng Nga nên "hoàn toàn cởi mở" với sự đổi mới, đưa ra các ý tưởng tiến bộ và thiết lập các điều kiện để cạnh tranh kinh tế.