Tại hội nghị chuyên đề kinh tế thường niên ở Jackson Hole, bang Wyoming (Mỹ) trong tuần qua, các quan chức của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed), Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và Ngân hàng Trung ương Anh (BoE), đều đưa ra những phát biểu cho thấy các ngân hàng này sẽ hạ lãi suất trong những tháng tới.
Tại hội nghị chuyên đề kinh tế thường niên ở Jackson Hole, bang Wyoming (Mỹ) trong tuần qua, các quan chức của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed), Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và Ngân hàng Trung ương Anh (BoE), đều đưa ra những phát biểu cho thấy các ngân hàng này sẽ hạ lãi suất trong những tháng tới.
Chính sách tài khóa sẽ mô tả trong hoạt động chi tiêu và hoạt động tài chính khác nhau của chính phủ, những kế hoạch thuế nhằm với mục đích cuối cùng là đạt được những mục tiêu kinh tế.
Mặc khác, chính sách tiền tệ được điều hành bởi Ngân hàng trung ương với mục tiêu ổn định dòng tiền, quản lý dòng tín dụng trong một đất nước. Vậy khi đặt lên bàn cân để so sánh 2 chính sách sách này, có điểm gì giống và khác nhau?
- Ngân hàng trung ương sử dụng chính sách tiền tệ nhằm kiểm soát và điều tiết lượng cung tiền trong nền kinh tế.
- Bao gồm hai loại đó là chính sách tiền tệ mở rộng hoặc co lại. Chính sách tiền tệ mở rộng là chính sách khi NHTW tăng cung tiền và thực hiện giảm lãi suất mặt khác, chính sách tiền tệ thắt chặt là khi NHTW giảm cung tiền và tăng lãi suất.
- Chính phủ áp dụng các chính sách thu chi thuế ảnh hưởng đến cung cầu của hàng hóa và dịch vụ trong nền kinh tế của một quốc gia.
- Là công cụ giúp chính phủ duy trì trạng thái cân bằng giữa các khoản thu chi thông qua nhiều nguồn khác nhau và chi tiêu cho các dự án khác nhau
- Nếu doanh thu vượt quá chi tiêu -> trường hợp này được gọi là thặng dư tài khóa. Ngược lại, nếu chi tiêu lớn hơn doanh thu, nó được gọi là thâm hụt ngân sách.
- Tạo sự ổn định trong nền kinh tế
- Hướng kinh tế vào mức sản lượng và việc làm mong muốn
- Số tiền chi tiêu của chính phủ
Trong ngắn hạn, chính sách tài khóa (CSTK) ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới các yếu tố thuộc cơ chế dẫn truyền đến chính sách tiền tệ. CSTK tác động trực tiếp và gián tiếp lên tổng cầu của nền kinh tế thông qua các quyết định thu chi hoặc tác động lên lãi suất. Điều đó làm ảnh hưởng trực tiếp đến tiền lương, giá cả qua đó tác động trực tiếp đến lạm phát và những kỳ vọng về lạm phát.
Trong dài hạn, CSTK ảnh hưởng đến sự ổn định lâu dài của CSTT. Nếu một CSTK kém bền vững được áp dụng lâu dài sẽ tác động lên mục tiêu của CSTT. Kỳ vọng thâm hụt ngân sách lớn với kỳ vọng nợ lớn của Chính phủ có thể giảm lòng tin vào nền kinh tế và tạo ra rủi ro với ổn định thị trường tài chính. Ngoài ra, CSTK còn tác động đến vòng chu chuyển vốn quốc tế qua đó ảnh hưởng trực tiếp đến luồng ngoại tệ ra vào đất nước của ngân hàng nhà nước, gây rủi ro cho hệ thống tài chính. Nếu chính sách thu, chi tài khóa được xây dựng không được hợp lý sẽ gây ra tác động tiêu cực đối với quá trình phân bổ nguồn lực, tăng rủi ro đối với dòng vốn quốc tế.
Chính sách tiền tệ (CSTT) cũng có ảnh hưởng nhất định đối với chính sách tài khóa. CSTT với mục tiêu là ổn định giá cả, giá trị đồng tiền và hỗ trợ cho tăng trưởng kinh tế thông qua kiểm soát lãi suất và cung tiền. CSTT thắt chặt sẽ làm giảm nhu cầu đầu tư, thu hẹp sản xuất dẫn đến việc giảm thu ngân sách của Chính phủ, tăng giảm lãi suất sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến giá trái phiếu chính phủ điều đó cũng ảnh hưởng đến cân đối ngân sách.
Từ những phân tích trên có thể thấy rằng, CSTT và CSTK phụ thuộc lẫn nhau, khi có sẽ những thay đổi sẽ trực tiếp ảnh hưởng trực tiếp lẫn nhau. Trên thực tế, hai chính sách do hai cơ quan khác nhau điều hành, việc kết hợp hai chính sách này hiệu quả sẽ góp phần hướng tới sự phát triển bền vững của nền kinh tế do vậy cần có sự phối hợp trong công tác điều hành CSTT và CSTK giữa Ngân hàng nhà nước và Bộ tài chính.
Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, để đảm bảo sự tương tác hiệu quả giữa CSTK và CSTT nhằm hướng tới sự phát triển bền vững của nền kinh tế thì các nguyên tắc cơ bản về sự phối hợp giữa hai chính sách này trong quá trình thực thi cần được đảm bảo tuân thủ ba nguyên tắc cơ bản: (i) Cần có sự nhất quán về mục tiêu chính sách nhằm đạt được mục tiêu kinh tế vĩ mô là lạm phát ổn định, tăng trưởng bền vững và tạo công ăn việc làm cao; (ii) Trong quá trình thực thi, cần tạo sự đồng bộ, bổ sung cho nhau; (iii) Hỗ trợ và chia sẻ thông tin, thực hiện hiệu quả các quyết định chính sách nhằm đạt được mục tiêu đề ra, đảm bảo tính bền vững của các chính sách.
Chủ tịch Fed Jerome Powell cho biết: "Đã đến lúc phải điều chỉnh chính sách tiền tệ". Phát biểu này gửi đi tín hiệu gần như chắc chắn Fed sẽ hạ lãi suất trong cuộc họp chính sách vào tháng 9 tới. Việc ấn định thời điểm bắt đầu nới lỏng tiền tệ của Fed sẽ giúp nhiều ngân hàng trung ương lớn trên thế giới yên tâm thực hiện kế hoạch giảm lãi suất.
Tại hội nghị Jackson Hole, các thành viên Hội đồng thống đốc ECB gồm Olli Rehn, Martins Kazaks, Boris Vujcic và Mario Centeno đều bày tỏ ủng hộ giảm lãi suất trong tháng tới sau khi hồi tháng 6, ECB lần đầu tiên hạ lãi suất kể từ năm 2019. Ông Olli Rehn mô tả, tình hình giảm tốc lạm phát ở khu vực đồng euro (Eurozone) đang đi đúng hướng. Trong khi đó, ông Mario Centeno đánh giá, với dữ liệu lạm phát và tăng trưởng suy yếu, quyết định hạ lãi suất thêm một lần nữa của ECB trong cuộc họp tháng tới là điều dễ dàng.
Chủ tịch Powell vẫn tỏ ra thận trọng khi không đưa ra quá nhiều chi tiết về kế hoạch sau tháng 9. Các dữ liệu kinh tế sắp công bố sẽ đóng vai trò quyết định trong việc định hình chính sách tiền tệ thời gian tới.
Nghiên cứu mới được trình bày tại hội nghị Jackson Hole cho thấy nền kinh tế Mỹ có thể đang đến gần điểm tới hạn, khi mà số lượng việc làm tiếp tục giảm sẽ dẫn đến tình trạng thất nghiệp tăng nhanh hơn.
Tương tự, các quan chức của Ngân hàng Trung ương châu Âu cũng đang hướng về đợt cắt giảm lãi suất vào tháng 9, một phần là để giảm bớt áp lực giá cả nhưng cũng vì triển vọng tăng trưởng đang suy yếu đáng kể.
Thật vậy, Eurozone hầu như không tăng trưởng trong quý II/2024 khi Đức, đầu tàu kinh tế của khu vực, bị suy giảm; còn ngành sản xuất chế tạo vẫn trong tình trạng suy thoái sâu sắc và xuất khẩu đã chững lại, chủ yếu là do nhu cầu từ Trung Quốc vẫn yếu.
"Rủi ro tăng trưởng âm đối với khu vực Eurozone gần đây tăng lên, đã củng cố cơ sở để cắt giảm lãi suất tại cuộc họp chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung ương châu Âu vào tháng 9", ông Olli Rehn, thành viên Hội đồng thống đốc Ngân hàng Trung ương châu Âu, cho biết.
Trong khi đó, Trung Quốc chịu nhiều ảnh hưởng của khủng hoảng bất động sản kéo dài, nợ tăng vọt và tâm lý tiêu dùng và kinh doanh đi xuống.
Tăng trưởng quý II thấp hơn dự báo đã khiến Ngân hàng Trung ương Trung Quốc phải bất ngờ cắt giảm lãi suất vào tháng trước và làm tăng khả năng hạ dự báo tăng trưởng của IMF đối với nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
"Trung Quốc là một nhân tố lớn trong nền kinh tế toàn cầu. Tăng trưởng yếu hơn ở Trung Quốc có tác động lan tỏa đến phần còn lại của thế giới", ông Pierre-Olivier Gourinchas, nhà kinh tế trưởng của IMF, nhận xét.
Giới chuyên gia kinh tế từ lâu đã theo dõi xem liệu khi nào chu kỳ nới lỏng chính sách tiền tệ thực sự bắt đầu ở châu Á...
Cách đây hơn 1 tuần, Ngân hàng Trung ương Philippines (BSP) trở thành một trong số ít những ngân hàng trung ương đầu tiên ở khu vực châu Á (không bao gồm Trung Quốc) tiến hành cắt giảm lãi suất trước Fed.
Đối với các nhà kinh tế học, câu hỏi đặt ra bây giờ là ngân hàng trung ương châu Á nào sẽ hành động nối tiếp, Hàn Quốc, Indonesia hay Thái Lan?
Đây là đợt giảm lãi suất đầu tiên của Philippines sau gần 4 năm, khởi đầu cho sự dỡ bỏ tổng mức tăng lãi suất 4,5 điểm phần trăm mà BSP đã tiến hành trong các năm 2022-2023 để chống lạm phát tương tự như các ngân hàng trung ương khác trên thế giới. Động thái giảm lãi suất 0,25 điểm phần trăm về 6,25% của BSP đã khiến giới phân tích bất ngờ, bởi lạm phát gần đây ở Philippines đã tăng trở lại trên ngưỡng 4%.
Theo một báo cáo của Ngân hàng ING, ngoài Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) và ngân hàng trung ương của một số nền kinh tế phát triển ở châu Á-Thái Bình Dương như Ngân hàng Trung ương New Zealand (RBNZ), thì BSP là ngân hàng trung ương đầu tiên trong khu vực khởi động chu kỳ nới lỏng.
Đặc biệt, động thái này được cho là một bước đi "gan dạ" bởi diễn ra trước khi Fed được cho là sẽ bắt đầu hạ lãi suất vào tháng 9/2024. Gần đây, một số ngân hàng trung ương khác trong khu vực, như Ngân hàng Trung ương Ấn Độ (RBA), đã phát tín hiệu có thể giảm lãi suất trước Fed, nhưng rốt cục đều giữ nguyên lãi suất.
"Phản ứng tương đối bình tĩnh của thị trường với quyết định hạ lãi suất của Philippines có thể sẽ khuyến khích các ngân hàng trung ương khác trong khu vực cân nhắc hành động tương tự", Trưởng nghiên cứu khu vực châu Á - Thái Bình Dương của ING, ông Robert Carnell, viết trong một báo cáo.
Một ngày trước động thái của Philippines, RBNZ hạ lãi suất 0,25 điểm phần trăm. Trước hai ngân hàng trung ương này, PBOC đã hạ hàng loạt lãi suất để vực dậy nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang giảm tốc dưới áp lực từ tiêu dùng ảm đạm và cuộc khủng hoảng bất động sản kéo dài.
Giới chuyên gia kinh tế từ lâu đã theo dõi xem liệu khi nào chu kỳ nới lỏng chính sách tiền tệ thực sự bắt đầu ở châu Á. Các số liệu kinh tế thiếu đồng nhất cho thấy tăng trưởng tại các nền kinh tế trong khu vực diễn ra không đều, trong khi sự giảm tốc của kinh tế toàn cầu khiến cho triển vọng kinh tế khu vực này khó lường hơn. Nhiều ngân hàng trung ương trong khu vực đã đối mặt với những lời kêu gọi về hạ lãi suất, trong bối cảnh lãi suất cao bắt đầu có ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng, nhưng lạm phát ở một số nền kinh tế chưa thực sự giảm về tầm kiểm soát là một lý do khiến các nhà hoạch định chính sách tiền tệ ở châu Á còn chần chừ.
Gần đây, khi khả năng Fed bắt đầu giảm lãi suất trong cuộc họp tháng 9 đã trở nên chắc chắn hơn, các ngân hàng trung ương châu Á cũng phát tín hiệu sẽ tiến tới giảm lãi suất. Tuy nhiên, giới chuyên gia kinh tế cho rằng mức độ thận trọng nhất định sẽ duy trì. "Chúng tôi cho rằng Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc (BOK) sẽ là ngân hàng trung ương tiếp theo hạ lãi suất ở khu vực châu Á. Nhưng mối lo về nợ nần của các hộ gia đình gia tăng và giá nhà leo thang sẽ cản trở BOK hành động quyết liệt", nhà phân tích Denise Cheok của Moodys Analytics, nhận định. Tại cuộc họp chính sách tiền tệ ngày 22/8/2024, BOK đưa ra quyết định giữ nguyên lãi suất ở mức 3,5%, nhưng nhà kinh tế Juliana Lee của Deutsche Bank dự báo BOK sẽ hạ lãi suất vào tháng 10/2024.
Ngân hàng Trung ương Thái Lan (BOT) là một "ứng cử viên" khác cho việc giảm lãi suất trong năm nay, sau khi cơ quan này giữ nguyên lãi suất cơ bản ở mức 2,5% trong cuộc họp vào hôm 21/8. Đối với Thái Lan, việc giảm lãi suất là một cách để kích thích nền kinh tế vốn dĩ đã tăng trưởng với tốc độ thấp hơn so với tiềm năng suốt từ đại dịch COVID-19, theo nhận định của Moody's Analytics. Môi trường lãi suất tương đối cao ở Thái Lan đã gây suy giảm tiêu dùng của khu vực tư nhân, giá tiêu dùng tăng yếu, và sự phục hồi của đồng baht là những yếu tố làm gia tăng khả năng cắt giảm lãi suất.
Số liệu công bố đầu tuần vừa rồi cho thấy tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý 2/2024 của Thái Lan tăng tốc so với cùng kỳ năm ngoái nhưng giảm tốc so với quý trước, và tăng trưởng diễn ra không đồng đều trong nền kinh tế.
Theo báo cáo từ Hội đồng Phát triển kinh tế và xã hội quốc gia Thái Lan (NEDC), GDP của nước này tăng 2,3% trong quý 2/2024 so với cùng kỳ năm 2023, so với mức tăng 1,6% của quý 1/2024 và mức dự báo tăng 2,1% mà các nhà kinh tế đưa ra trong một cuộc khảo sát của hãng tin Reuters. So với quý trước, GDP của Thái Lan tăng 0,8% trong quý 2/2024, giảm so với mức tăng 1,2% của quý 1/2024 và mức dự báo tăng 0,9% mà giới chuyên gia đưa ra.
Moody's Analytics nhận định rằng nếu Fed hạ lãi suất 0,25 điểm phần trăm vào tháng 9, các ngân hàng trung ương ở khu vực châu Á sẽ có thêm niềm tin để khởi động việc hạ lãi suất. Việc điều chỉnh chính sách tiền tệ theo Fed sẽ giúp duy trì ổn định khoảng cách lãi suất, giảm rủi ro mất giá đồng nội tệ và hỗ trợ cho những nền kinh tế như Hàn Quốc và Thái Lan, "nơi nhu cầu tiêu dùng nội địa đang là một vấn đề gây lo ngại", theo báo cáo của Moody's.
Bài Tập Chính Sách Tài Khóa & Chính Sách Tiền Tệ
Chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa là hai thuật ngữ luôn đi kèm nhau trong mọi báo cáo kinh tế vĩ mô cũng như là những chỉ số đo lường sự điều hành của ngân hàng Trung ương đối với một nền kinh tế. Tuy mỗi chính sách đều theo đuổi một mục tiêu cụ thể và tuân thủ theo những quy định riêng nhưng mục tiêu cuối cùng đó chính là sự ổn định nền kinh tế vĩ mô, đảm bảo nền kinh tế luôn trong tình trạng cân đối, duy trì sự tương tác lẫn nhau cả trong ngắn, trung và dài hạn.
Những chính sách kinh tế hợp lý góp phần nâng tầm vị thế kinh tế của một quốc gia. Chúng ta biết rằng chính sách tài khóa liên quan đến việc quản lý thu nhập của Chính phủ từ dòng thuế và chi tiêu cho các dự án khác nhau, trong khi đó chính sách tiền tệ, mặt khác chủ yếu liên quan đến sự vận động dòng tiền trong toàn bộ nền kinh tế.