Chính Sách Hỗ Trợ Tạo Việc Làm Và Quỹ Quốc Gia Về Việc Làm Online

Chính Sách Hỗ Trợ Tạo Việc Làm Và Quỹ Quốc Gia Về Việc Làm Online

* Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp, việc làm cho người lao động ở khu vực nông thôn

* Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp, việc làm cho người lao động ở khu vực nông thôn

Nhằm hỗ trợ tạo việc làm cho người lao động, Nhà nước đã đưa ra các chính sách gì và được quy định như thế nào? - Hồng Thảo (Kiên Giang)

Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:

Theo khoản 2 Điều 3 Luật Việc làm 2013, việc làm là hoạt động lao động dành cho người lao động nhằm tạo ra thu nhập mà không bị pháp luật cấm.

Cụ thể, người lao động là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động và có nhu cầu làm việc.

Ngoài ra, việc làm công là việc làm tạm thời có trả công được tạo ra thông qua việc thực hiện các dự án hoặc hoạt động sử dụng vốn nhà nước gắn với các chương trình phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn xã, phường, thị trấn.

(Khoản 1, 5 Điều 3 Luật Việc làm 2013)

Chính sách tín dụng ưu đãi tạo việc làm

Nhà nước thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi để hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm từ Quỹ quốc gia về việc làm và các nguồn tín dụng khác.

Cụ thể tại Điều 11 Luật Việc làm 2013, nguồn hình thành Quỹ quốc gia về việc làm bao gồm:

- Nguồn hỗ trợ của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước;

Việc quản lý, sử dụng Quỹ quốc gia về việc làm theo quy định của pháp luật.

* Đối tượng vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm

Đối tượng được vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm bao gồm:

(i) Doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh;

Đối với đối tượng trên thuộc các trường hợp sau đây được vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm với mức lãi suất thấp hơn:

-  Doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh sử dụng nhiều lao động là người khuyết tật, người dân tộc thiểu số;

- Người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, người khuyết tật.

- Đối tượng quy định tại mục (i) được vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm khi có đủ các điều kiện sau đây:

+ Có dự án vay vốn khả thi tại địa phương, phù hợp với ngành, nghề sản xuất kinh doanh, thu hút thêm lao động vào làm việc ổn định;

+ Dự án vay vốn có xác nhận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nơi thực hiện dự án;

- Đối tượng quy định tại mục (ii) được vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm khi có đủ các điều kiện sau đây:

+ Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

+ Có nhu cầu vay vốn để tự tạo việc làm hoặc thu hút thêm lao động có xác nhận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nơi thực hiện dự án;

+ Cư trú hợp pháp tại địa phương nơi thực hiện dự án.

Ngoài ra, căn cứ điều kiện kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ, Nhà nước sử dụng các nguồn tín dụng khác để cho vay ưu đãi nhằm thực hiện các chính sách gián tiếp hỗ trợ tạo việc làm.

HÃY ĐỂ CHÚNG TÔI ĐƯA KIẾN THỨC & KINH NGHIỆM CỦA MÌNHĐỂ LÀM VIỆC CHO BẠN

Nghị định số 61/2015/NĐ-CP quy định Quỹ quốc gia về việc làm được sử dụng cho vay ưu đãi đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh (cơ sở sản xuất, kinh doanh) và người lao động để tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm.

Về mức vay đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, Nghị định 61/2015/NĐ-CP quy định mức vay 01 dự án tối đa là 01 tỷ đồng và không quá 50 triệu đồng cho 01 người lao động được tạo việc làm. Đối với người lao động, mức vay tối đa là 50 triệu đồng.

Các mức vay trên được nâng lên tại Nghị định số 74/2019/NĐ-CP. Cụ thể, đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, mức vay tối đa là 02 tỷ đồng/dự án và không quá 100 triệu đồng cho 1 người lao động được tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm. Đối với người lao động, mức vay tối đa là 100 triệu đồng.

Mức vay cụ thể do Ngân hàng Chính sách xã hội xem xét căn cứ vào nguồn vốn, chu kỳ sản xuất, kinh doanh, khả năng trả nợ của đối tượng vay vốn để thỏa thuận với đối tượng vay vốn. Bên cạnh đó, thời hạn vay vốn cũng được tăng từ không quá 60 tháng lên tối đa 120 tháng.

Về điều kiện bảo đảm tiền vay, Nghị định 74/2019/NĐ-CP quy định đối với mức vay từ 100 triệu đồng trở lên, cơ sở sản xuất, kinh doanh phải có tài sản bảo đảm tiền vay theo quy định pháp luật về giao dịch bảo đảm.

Về lãi suất vay vốn đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh và người lao động (tại khoản 1 Điều 12 Luật Việc làm), Nghị định 74/2019/NĐ-CP sửa đổi theo hướng tăng từ bằng lãi suất cho vay đối với hộ nghèo lên bằng lãi suất cho vay đối với hộ cận nghèo.

Nghị định nêu rõ, Ngân hàng Chính sách xã hội huy động nguồn vốn để cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì, mở rộng việc làm và người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng được Nhà nước cấp bù chênh lệch lãi suất và phí quản lý theo quy định của pháp luật về quy chế quản lý tài chính đối với Ngân hàng Chính sách xã hội.

Ngoài ra, Nghị định cũng sửa đổi một số nội dung khác liên quan đến điều kiện bảo đảm tiền vay đối với người lao động vay vốn ưu đãi để đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; huy động nguồn vốn để cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm, hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng...

Nghị định có hiệu lực từ ngày 08/11/2019.

- Chính sách tín dụng ưu đãi tạo việc làm là chính sách hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm từ Quỹ quốc gia về việc làm và các nguồn tín dụng khác. Theo quy định của Luật thì doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh nếu có dự án vay vốn khả thi tại địa phương, phù hợp với ngành, nghề sản xuất kinh doanh, thu hút lao động làm việc ổn định, dự án được được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nơi thực hiện dự án xác nhận và có bảo đảm tiền vay thì được vay vốn từ Quỹ quốc gia, đặc biệt nếu sử dụng nhiều lao động là người khuyết tật, người dân tộc thiểu số thì được vay với mức lãi suất thấp hơn. Luật cũng quy định người lao động có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có nhu cầu vay vốn để tạo việc làm và cư trú hợp pháp thì cũng được vay vốn từ Quỹ quốc gia. Chính sách mới đặc biệt quan tâm đến người lao động là dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và người khuyết tật thì được vay với mức lãi suất thấp hơn.

- Hỗ trợ chuyển dịch việc làm, chính sách này áp dụng đối với người lao động ở khu vực nông thôn, đây là chính sách xuất phát từ thực trạng chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang phi nông nghiệp để phục vụ cho các dự án phát triển công nghiệp hóa ở nông thôn, dẫn đến một bộ phận lớn nông dân bị thất nghiệp, không có việc làm ổn định, do vậy cần phải chuyển đổi nghề nghiệp, việc làm cho người lao động ở khu vực nông thôn. Theo đó, người lao động tham gia vào chủ trương này sẽ được hỗ trợ học nghề, tư vấn miễn phí về các chính sách, giới thiệu việc làm miễn phí và được vay vốn từ Quỹ quốc gia. Ngoài ra, doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh tạo việc làm cho người lao động ở khu vực nông thôn sẽ được nhà nước hỗ trợ vay vốn từ Quỹ quốc gia, hỗ trợ cung cấp thông tin về thị trường tiêu thụ sản phẩm và miễn, giảm thuế theo quy định.

- Chính sách việc làm công,đây là chính sách hoàn toàn mới được thực hiện thông qua các dự án hoặc hoạt động sử dụng vốn nhà nước gắn với các chương trình phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn cấp xã như các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng công cộng. Chính sách hướng tới mục tiêu cung cấp việc làm tạm thời cho người lao động là người dân tộc thiểu số, người thuộc hộ nghèo, hộ cân nghèo, hộ bị thu hồi đất nông nghiệp, người chưa có việc làm hoặc thiếu việc làm ở khu vực nông thôn.

- Hỗ trợ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài,nhận thức được tầm quan trọng của việc đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng trong việc giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động và thân nhân của họ, nhà nước chủ trương khuyến khích đưa người lao động có khả năng đi lao động ở nước ngoài, tạo mọi điều kiện thuận lợi để người lao động là người dân tộc thiểu số; người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo hoặc hộ bị thu hồi đất nông nghiệp; thân nhân của người có công với cách mạng có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng được hỗ trợ học nghề, ngoại ngữ; phong tục tập quán, pháp luật, nâng cao kỹ năng nghề và vay vốn với lãi suất ưu đãi.

- Hỗ trợ phát triển thị trường lao động, một trong những chính sách quan trọng khác nhằm tạo việc làm cho người lao động đó là nhà nước hỗ trợ phát triển thị trường lao động nhằm giúp người lao động và người sử dụng lao động hoạt động thuận lợi hơn. Nhà nước hỗ trợ thông qua các hoạt động thu thập, cung cấp thông tin thị trường lao động, dự báo và kết nối cung cầu lao động; hiện đại hóa hoạt động dịch vụ việc làm và hệ thống thông tin thị trường lao động; đầu tư nâng cao năng lực trung tâm dịch vụ việc làm và khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia phát triển thị trường lao động.

Với những chính sách hỗ trợ trên, nhà nước hi vọng sẽ giải quyết được một trong những vấn đề bức xúc nhất của xã hội hiện nay, góp phần bảo đảm một trong những quyền cơ bản của công dân được Hiến pháp ghi nhận đó là việc làm, đồng thời thực hiện trách nhiệm của Nhà nước đối với người lao động đã được quy định trong Hiến pháp đó là “Nhà nước và xã hội có kế hoạch tạo ngày càng nhiều việc làm cho người lao động”./.