Cổ phiếu SAB đã vượt mốc 300.000 đồng, trở thành cổ phiếu có thị giá cao nhất thị trường chứng khoán.
Cổ phiếu SAB đã vượt mốc 300.000 đồng, trở thành cổ phiếu có thị giá cao nhất thị trường chứng khoán.
Năm 1875: Ông Victor Larue (người Pháp) đã lập một xưởng bia nhỏ tại Sài Gòn
Xưởng bia nhỏ được thành lập bởi một người đàn ông Pháp năm 1875
Năm 1910: Xưởng bia nhỏ này đã phát triển thành một nhà máy hoàn chỉnh chuyên sản xuất bia, nước ngọt, nước đá.
Tháng 9/1927: Nhà máy hoàn chỉnh này được chính thức sáp nhập vào hệ thống hãng BGI của Pháp
Năm 1977: Nhà máy Bia Sài Gòn chính thức ra đời
Tháng 5/1977: Bộ trưởng Bộ lương thực và thực phẩm quyết định giao công ty Rượu miền Nam tiếp nhận và quản lý toàn bộ nhà máy của hãng BGI
Ngày 1/6/1977: Nhà máy Bia Sài Gòn là cái tên chính thức sau khi được đổi tên
Năm 1989: Bia lon 333 Chính thức được ra mắt
Tháng 10/1989: bia lon 333 Export được sản xuất với dung tích 330ml
Năm 1992: Ra mắt bia chai Saigon Lager
Tháng 2/1992: Nhà máy bia Sài Gòn đã hoàn thành lắp đặt và đưa vào sản xuất dây chuyền chiết bia với công suất 30.000 chài/ giờ và bắt đầu dùng két nhựa thay cho két gỗ.
Năm 1993: Nhà máy Bia Sài Gòn chính thức trở thành Công ty Bia Sài Gòn sau khi sáp nhập lần lượt các nhà máy: Nước đá Sài Gòn, Cơ khí rượu bia và Nước khoáng Đakai.
Tháng 6/1996: Ra mắt bia chai Saigon Export với dung tích 355 ml
Tháng 7/2000: Công ty cho ra mắt bia chai Saigon Special với dung tích 330ml nhằm phục vụ nhóm khách hàng có nhu cầu
Năm 2003: Tổng Công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) được thành lập
Năm 2008: Sabeco chính thức khánh thành Nhà máy Bia Sài Gòn - Củ Chi sau khi chuyển đổi mô hình hoạt động qua quá trình cổ phần hóa
Năm 2010: Sabeco đạt mức tiêu thụ 1 tỷ lít bia/năm
Năm 2015: Tròn 140 năm lịch sử hình thành và phát triển Bia Sài Gòn
Năm 2016: Chính thức niêm yết cổ phiếu trên SGDCK TP.HCM với mã chứng khoán SAB
Năm 2017: Sanbeco cho ra mắt sản phẩm bia lon Saigon Gold với dung tích 330ml
Năm 2018: Thay đổi cấu trúc quản lý của Sabeco
Tháng 8/2019: Sabeco tái ra mắt thương hiệu Bia Saigon Special và 333
Qua quá trình hình thành và phát triển hơn 145 năm, SAB (Sabeco) ngày càng cho thấy vị trí đứng đầu trong lĩnh vực đồ uống (bia). Thương hiệu này 5 lần liên tiếp được công nhận là Thương hiệu Quốc Gia. Bia Sài Gòn đã trở thành một hình ảnh thân quen trên các bàn tiệc tại Việt Nam, SAB đã thành công khi xây dựng văn hóa bia Sabeco trong thị trường nội địa.
Nhà máy trực thuộc Sabeco gồm: Nhà máy Bia Sài Gòn - Nguyễn Chí Thanh và Nhà máy Bia Sài Gòn Củ Chi
Công ty Con của Sabeco gồm: Công ty TNHH MTV Thương mại Bia Sài Gòn, Công ty TNHH MTV Cơ khí Sabeco, Công ty TNHH MTV Bia Sài Gòn Hà Tĩnh - Nhà máy Bia Sài Gòn Hà Tĩnh, Công ty CP Bia Sài Gòn Miền Tây - Nhà máy Bia Sài Gòn Cần Thơ, Công ty CP Nước giải khát Chương Dương, Công ty CP Rượu Bình Tây, Công ty CP Bia Sài Gòn Quảng Ngãi - Nhà máy Bia Sài Gòn Quảng Ngãi, Công ty CP Bia Rượu Sài Gòn - Đồng Xuân - Nhà máy Bia Sài Gòn Mê Linh, Công ty CP Bia Sài Gòn - Nghệ Tĩnh, Công ty CP Bia Sài Gòn Sông Lam - Nhà máy Bia Sài Gòn Sông Lam, Công ty CP Bia Sài Gòn Hà Nội - Nhà máy Bia Sài Gòn Hà Nội, Công ty TNHH MTV Bia Sài Gòn Sóc Trăng - Nhà máy Bia SG Sóc Trăng 2, Công ty CP Thương mại Bia Sài Gòn Miền Bắc, Công ty CP Thương mại Bia Sài Gòn Đông Bắc, Công ty CP Thương mại Bia Sài Gòn Bắc Trung Bộ, Công ty CP Thương mại Bia Sài Gòn Miền Trung, Công ty CP Thương mại Bia Sài Gòn Tây Nguyên, Công ty CP Thương mại Bia Sài Gòn Nam Trung Bộ, Công ty CP Thương mại Bia Sài Gòn Miền Đông, Công ty CP Thương mại Bia Sài Gòn Trung Tâm, Công ty CP Thương mại Bia Sài Gòn Sông Tiền, Công ty CP Thương mại Bia Sài Gòn Sông Hậu, Công ty CP Bao bì Bia Sài Gòn.
Công ty Liên kết của Sabeco gồm: Công ty Bia Sài Gòn Phủ Lý - Nhà máy Bia SG Phủ Lý, Công ty CP Bia Sài Gòn Phú Thọ - Nhà máy Bia SG Phú Thọ, Công ty CP Cơ khí và Xây lắp Công nghiệp, Công ty CP Bia NGK Sài Gòn Tây Đô - Nhà máy Bia SG Tây Đô, Công ty CP Bia Sài Gòn Bình Tây - Nhà máy Bia SG Bình Dương - Nhà máy Bia SG Hoàng Quỳnh,.... và các công ty liên kết khác.
Công ty Liên doanh của Sabeco gồm: Công ty TNHH Trung Tâm Mê Linh, Công ty Liên doanh TNHH Crown Sài Gòn, Công ty TNHH Thủy tinh Malaya Việt Nam, Công ty TNHH Bao bì San Miguel Yamamura Phú Thọ, Công ty TNHH Rượu và Cồn Việt Nam.
CTCP Nước giải khát Chương Dương có tiền thân là nhà máy Usine Belgique. Sản phẩm kinh doanh chủ yếu hiện nay gồm nước giải khát có gá, rượu nhẹ và nước tinh khiết. Có lẽ tuổi thơ của những 8x-9x hiện nay, xá xị Chương Dương là hồi ức đẹp khó quên nhất. CTCP NGK Chương Dương là 1 trong các công ty nước giải khát niêm yết sớm nhất trên TTCK cho thấy tầm nhìn ban lãnh đạo hướng tới việc phát triển công ty trong dài hạn từ khá sớm.
Có lẽ nhắc đến Vinacafe tại Việt Nam thì không ai là không biết. Với tuổi đời hình thành từ rất sớm, những năm 1969, Vinacafe là một trong những doanh nghiệp tiên phong trong sản xuất kinh doanh cà phê hòa tan. Việc các đối thủ ngày nay xuất hiện nhiều như Maccoffee, Wakeup,..Vinacafe vẫn có cho mình vị trí số 1 và thị phần rộng lớn.
Giá nguyên liệu được xem như khó khăn cho ngành nghề bia và đồ uống trong những năm tới. Tuy nhiên, với những lợi thế về quy mô dân số và nhu cầu ngày càng cao, bia và đồ uống vẫn được xem là “miếng bánh ngon” cho các công ty dẫn đầu tại Việt Nam.
Quy mô dân số nước ta ngày càng lớn (tính đến 04/02/2023 là 99.399.075 người) với con số xấp xỉ gần 100 triệu dân. Tính đến năm 2022, có khoảng 66% dân số trên 18 tuổi, đây là độ tuổi thường xuyên tiếp cận bia và các đồ uống giải khát (chưa tính đến tất cả nhóm tuổi đều có thể sử dụng các đồ uống giải khát và có ga).
Việt Nam được xem là một thị trường “màu mỡ” cho các nhà cung cấp bia và các loại đồ uống. Bên cạnh đó, nhu cầu giao tiếp, tiệc tùng và kinh doanh ngày càng gia tăng khiến bia và các loại đồ uống (nhất là bia, rượu) là yếu tố thiết yếu trong xã hội ngày nay.
Tổng cộng có 5 mã cổ phiếu bia và đồ uống được niêm yết trên sàn HoSE
Từ thuở mới sơ khai, nhà máy sử dụng hệ thống máy móc tho sơ, cũ kỹ nhưng để bắt kịp với sự phát triển chung thì đã liên tục đầu tư cải tạo và thay thế dần những thiết bị cổ điển bằng những thiết bị mới và công nghệ hiện đại bậc nhất. Hiện tại, các công đoạn trong quá trình sản xuất từ đầu vào cho đến đầu ra đều được đầu tư hiện đại, tự động hóa hoàn toàn nhằm đáp ứng các yêu cầu nghiêm ngặt về chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm và môi trường.
Quang cảnh sản xuất bia trong nhà máy Sabeco
Bên cạnh đó, nhà máy cũng tập trung cải tạo cảnh quan môi trường, phủ xanh toàn nhà nhà máy với tiêu chí xây dựng một khuôn viên xanh - thân thiện với môi trường.
Thực trạng là nhà máy không có hệ thống xử lý nước thải và Tổng Công ty đã quyết tâm đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải công suất 1.200,3/ngày, hoàn thành và đi vào hoạt động từ năm 2010. Tiến hành nâng công suất lên 2.000m3/ngày trong năm 2014 nhằm đảm bảo cho quá trình nước thải ra đạt tiêu chuẩn bảo vệ môi trường.
Nhà máy Bia Sài Gòn Nguyễn Chí Thanh tự hào là nơi đầu tiên sản sinh ra lớp cán bộ và người lao động giàu kinh nghiệm của Bia Sài Gòn Sabeco. Tại nhà máy, có rất nhiều thế hệ người lao động làm việc, họ đều cống hiến hết mình cho nhà máy. Theo thời gia, các kinh nghiệm được phát huy và chuyển giao cho các thế hệ tiếp nối lại được bồi đắp và phát triển hơn qua các lớp đào tạo chuyên sâu để tạo nên một thế hệ trẻ tràn đầy năng lượng sẵn sàng đảm nhiệm tốt những nhiệm vụ được giao.
Tại nhà máy, trang thiết bị hiện đại trên nền kiến trúc cổ kính đã tạo nên một nét đặc trưng riêng. Đây cũng được như một phần của lịch sử nguồn gốc nhắc nhở các thế hệ sau mỗi khi tới nhà máy đều có thể thấy được trước đây cha ông mình đã từng làm việc trong môi trường, quang cảnh như thế nào.