Nước Lã

Nước Lã

Giá rẻ, mùi vị lại dễ uống nên khá nhiều người đã sử dụng loại nước này mà không biết những nguy cơ tiềm ẩn.

Giá rẻ, mùi vị lại dễ uống nên khá nhiều người đã sử dụng loại nước này mà không biết những nguy cơ tiềm ẩn.

Hảo hạng nhờ hương liệu và đường hóa học

Quanh khu công nghiệp Long Thành (Đồng Nai), lượng người bán nước sâm lạnh hảo hạng cũng khá đông đúc. Khu công nghiệp này có đến hàng chục nghìn công nhân làm việc, đặc biệt là các công việc tiêu hao sức lực nhiều nên lựa chọn của họ đối với loại nước sâm lạnh này lại càng nhiều hơn.

Ngay tại sạp chuyên bán nước sâm lạnh phía bên phải cổng khu công nghiệp, sau khi bán hết mấy thùng xốp chứa hàng trăm chai nước sâm, người chủ quán này bước vào bên trong tiếp chục pha chế. Trong một bình nước lã chừng hơn 10 lít, chủ quán bắt đầu chế thêm đường và một loại hương liệu màu vào, sau đó đóng vào chai và lại tiếp tục bỏ vào thùng xốp đá để ướp và bán cho công nhân. Nhiều quán bán xe đẩy khác cũng có cách làm tương tự.

Nhiều người dân sinh sống quanh khu vực này cho biết: “Chúng tôi ở đây nhưng không dám dùng, chủ yếu bán cho công nhân và người vãng lai qua đường mà thôi. Nước uống gì mà chẳng có nhãn mác, không biết sâm gì mà họ tự làm hết”.

Một buổi sáng sớm, chúng tôi quyết theo chân một số chủ bán nước sâm lạnh trước cổng khu công nghiệp Long Thành thì thấy họ tiến thẳng đến chợ Kim Biên, TP HCM. Trước tiên, họ vào các sạp bán đường hóa học mua loại đường đặc biệt, sau đó chuyển qua các quầy bán hương liệu.

Loại đường hóa học được các quầy bán sâm lạnh mua về chế biến.

Ông Linh, một chủ quầy bán hương liệu lớn nhất chợ Kim Biên, sau khi hỏi han chúng tôi xem có muốn kinh doanh nước sâm lạnh thật sự hay không, thì cho biết: “Nước dừa hay trái dừa giờ không mấy người mua nữa rồi.

Thịnh hành nhất đó là nước sâm lạnh. Mỗi ngày có đến mấy chục chủ quán, chủ quầy bán nước sâm lạnh trên địa bàn Đồng Nai, TP HCM túa về chợ này mua hương liệu và đường hóa học để làm nước sâm lạnh. Loại đường hóa học ở đây 1 kg thôi là có thể chế được vài chục chai nước sâm lạnh hảo hạng rồi”.

Chủ quán này cùng các chủ sạp hàng trong chợ giới thiệu những loại dung dịch hương liệu đủ màu sắc, được đựng trong can nhựa từ 1 lít đến vài chục lít không ghi nhãn mác, địa chỉ sản xuất cũng như hạn sử dụng.

Một chủ quầy bán hương liệu giải thích với chúng tôi rằng, 100 gam hương liệu màu này chế vào 20 lít nước lã, cộng với 2 kg đường hóa học là có trên 50 chai nước sâm lạnh hảo hạng loại trên 300 ml rồi. Gần đây, ngày càng có nhiều người ưa dùng loại nước sâm lạnh nên các loại hương liệu màu, mang mùi vị của các loại sâm được nhiều chủ quán bán hương liệu ở chợ Kim Biên tấp nập nhập về.

Thấy chúng tôi vân vê mãi một lọ hương liệu màu làm sâm lạnh, chị Hải, một người chuyên bán sâm lạnh ở Đồng Nai cho biết: “Chế biến dễ ợt à, cứ bán đi, lời lắm. Chỉ cần bỏ hương liệu và đường hóa học vào nước trắng quấy đều lên là xong. Muốn ngọt, màu sắc đậm thì cho nhiều đường, nhiều hương liệu, muốn nhạt thì cho ít.

Hồi mới đến Đồng Nai xoay sở đủ kiểu cũng không ăn thua, bán quần áo rồi đến giày dép, vậy nhưng bây giờ nhờ những 'đồng nghiệp' chỉ cho bí quyết, tôi ra chợ Kim Biên tìm mua hương liệu về pha chế nước sâm, nên công việc nhanh hơn, trôi chảy hơn, tự mình làm được tất”, chị này cho biết.

Rất dễ dàng để mua hương liệu làm sâm lạnh ở chợ Kim Biên.

Theo chuyên gia về an toàn thực phẩm Lê Huy Hùng, việc sử dụng nước sâm lạnh trôi nổi rất nguy hại. Một số loại đường hóa học ở chợ Kim Biên có tác hại nhất định đến cơ thể con người.

Nếu thai phụ thường xuyên sử dụng trực tiếp hoặc gián tiếp sẽ gây kích thích niêm mạc đường ruột, suy giảm chức năng tiêu hóa, gây rối loạn tiêu hóa và trở ngại cho sự hấp thụ chất dinh dưỡng, đồng thời có thể gây hại tới chức năng thận. Đối với người bình thường sẽ tích tụ và gây nên bệnh tá tràng và một số bệnh lý thông thường khác.

Bên cạnh đó, chức năng thải độc của gan, thận cũng sẽ bị suy giảm theo vì tác hại của các loại đường hóa học này. Cùng với đó, một số hương liệu để chế biến nước sâm lạnh thường chứa axit photphoric và phốt phat - loại chất làm tăng nguy cơ loãng xương. Khi phốt phát được bài tiết trong nước tiểu, nó sẽ lấy đi canxi, khiến xương cũng như cơ thể thiếu canxi.

Chàng sinh viên đại học đang chật vật với chi phí sinh hoạt quyết định thử để khỏi phải mua mặt nạ đắt tiền.

"Trong bối cảnh kinh tế hiện nay, bất kỳ cách nào hiệu quả với chi phí thấp thì chắc chắn mọi người sẽ thử", Sun nói.

Nhiều người trẻ Trung Quốc cũng đang làm điều tương tự. Khi kinh tế khó khăn, người tiêu dùng đang tìm cách cắt giảm chi tiêu.

Trào lưu chăm sóc da bằng nước lọc đã biến công ty nước đóng chai nhỏ trở thành thương hiệu làm đẹp hot với người trẻ. Nước khoáng Wahaha Group vốn được biết đến là thương hiệu giá rẻ với chai nước chỉ 0,27 USD.

Vài tháng nay, khi Gen Z bắt đầu dùng sử dụng nó để làm đẹp, từ khóa mặt nạ Wahaha hoặc nước tinh khiết Wahaha đã thu hút hàng triệu lượt xem trên mạng xã hội.

Nhiều KOLs đã sử dụng loại nước này như giải pháp thay thế cho sản phẩm chăm sóc da có thương hiệu. Họ sử dụng miếng bông nhúng vào nước tinh khiết của công ty như loại mặt nạ tạm thời, thay thế cho chai xịt cấp ẩm 20 USD.

"Nó sạch, ít tạp chất hơn so với nước máy", một KOL nói. "Nước cất còn được sử dụng trong phòng thí nghiệm".

Bài đăng làm đẹp bằng nước lọc trên nền tảng xã hội Xiaohongshu của Trung Quốc. Ảnh: Sixthtone

Trào lưu này chỉ là một trong nhiều mẹo tiết kiệm trong bối cảnh người trẻ tìm cách đối phó với thất nghiệp và chi phí sinh hoạt tăng. Trước đó, Gen Z Trung Quốc đã hướng dẫn nhau cách sử dụng thùng rác như vali tạm thời. Thậm chí, họ chấp nhận ngủ ở sân bay, nhà vệ sinh công cộng hoặc ăn ở căn tin cho người già.

Khảo sát năm 2024 của một tờ báo cho thấy 50% người tiêu dùng Gen Z mô tả thói quen chi tiêu của họ là thận trọng và có ý thức về ngân sách. Do đó, thị trường mỹ phẩm đang bị ảnh hưởng nặng nề. Họ chấp nhận từ bỏ các thương hiệu nước ngoài đắt tiền để chuyển sang các lựa chọn trong nước rẻ hơn.

Dữ liệu năm 2023 của các công ty mỹ phẩm Trung Quốc cho thấy họ đã vượt qua các đối thủ nước ngoài về doanh số lần đầu tiên với 50,4% thị phần.

Giáo sư Sun Jin thuộc Đại học Kinh tế quốc tế ở Bắc Kinh, cho biết "mặt nạ" Wahaha là ví dụ điển hình cho thấy người tiêu dùng đang tìm ra cách tiết kiệm ngân sách. Họ lựa chọn nước khoáng, vốn được xem là giải pháp thay thế đơn giản và dễ kiểm soát.

Tuy nhiên, cơ sở khoa học vẫn đang gây tranh cãi. Một số chuyên gia phân tích họ nên sử dụng các nhãn hiệu nước khác nhau tùy thuộc vào loại da khô, nhạy cảm hay da dầu.

"Tôi đã thử dùng 'mặt nạ' Wahaha nhưng cuối cùng lại bị mụn", một người dùng viết.